Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Brazil đi vào hoạt động
Thứ sáu: 19:57 ngày 07/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 6/7, Chính phủ Brazil cho biết vệ tinh địa tĩnh đầu tiên phục vụ công tác quốc phòng và liên lạc của nước này mang tên SGDC-1 bắt đầu đi vào hoạt động, cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên khắp lãnh thổ Brazil.

Vệ tinh SGDC-1 đã được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Kouru tại vùng Guayana, Pháp vào ngày 4/5. Từ đó đến nay, Lực lượng phòng không nước này đã thực hiện nhiều thử nghiệm khác nhau với SGDC-1.

Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Brazil Sidney Cesar Coelho cho biết thiết bị sẽ đảm bảo an ninh trong thông tin liên lạc quân sự, góp phần tăng khả năng hoạt động của các lực lượng vũ trang.


Vệ tinh địa tĩnh đầu tiên phục vụ công tác quốc phòng và liên lạc của Brazil bắt đầu đi vào hoạt động. (Nguồn: TTXVN).

Với mức đầu tư 818 triệu USD, vệ tinh hoạt động trong hai dải băng thông rộng là X và Ka với tỷ lệ 30% và 70%. Ka sẽ phục vụ công tác thông tin liên lạc chiến lược của Chính phủ Brazil và được triển khai theo kế hoạch quốc gia về lĩnh vực này nhằm cung cấp dịch vụ Internet tại khu vực xa xôi của đất nước.

SGDC-1 nặng 5,8 tấn, cao 5m, có tuổi thọ 18 năm và vận hành ở độ cao 36.000km so với mặt đất. Diện bao phủ của vệ tinh là toàn bộ lãnh thổ Brazil và một phần vùng biển Đại Tây Dương. Đây là vệ tinh địa tĩnh đầu tiên được các chuyên gia nước này vận hành độc quyền.

Chính phủ Brazil đã giao dự án trên cho Công ty Công nghệ vũ trụ Visiona, được hợp thành từ Tập đoàn viễn thông nhà nước Telebras (nắm 49% cổ phần) và nhà sản xuất máy bay lớn nhất Mỹ Latin Embraer (nắm 51% cổ phần).

Visiona đã chọn Liên doanh Pháp-Italy Thales Alenia Space chịu trách nhiệm lắp đặt và giao cho Tập đoàn Arianespace của Pháp phóng thiết bị đó vào quỹ đạo.

SGDC-1 là 1 trong 3 vệ tinh nằm trong dự án Vệ tinh địa tĩnh quốc phòng và liên lạc chiến lược được Chính phủ Brazil công bố vào năm 2011. Quốc gia Nam Mỹ có kế hoạch phóng các thiết bị còn lại vào quỹ đạo trong 10 năm tới.

Nguồn Baoquocte

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục