Đối với tình hình chế biến mía đường, vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa đã ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu với diện tích mía, niên vụ 2023-2024 là 16.864 ha, trong đó 7.042 ha trong tỉnh, 9.822 ha tại Campuchia, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa đi vào hoạt động vụ chế biến 2023-2024, từ ngày 21.11.2023, đến nay đã kết thúc vụ ngày 6.4.2024, kết quả lượng mía đưa vào sản xuất đạt 1.184 tấn mía (tăng 32,7% so với cùng kỳ), sản xuất được 201.387 tấn đường, chữ đường bình quân đạt 9,28, tạp chất 5,82%.
Đối với tình hình chế biến mì, ước khối lượng củ mì đưa vào chế biến trong 9 tháng qua đạt khoảng 2.768 tấn, tăng 1,86% so với cùng kỳ, sản xuất được 692.143 tấn bột. Trong đó, sản xuất công nghiệp là 2.353 tấn củ, sản xuất được 588.322 tấn bột; cơ sở vừa và nhỏ là 415.287 tấn củ, 103.821 tấn bột. Giá thu mua củ mì tươi dao động từ 3.100–3.900 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực và thời điểm.
Trong niên vụ mới, ngành nông nghiệp tiếp tục theo dõi tình hình chế biến mía và kiểm tra, giám sát các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh, niên vụ 2024-2025; chế biến mì và triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám sát tạp chất, chữ bột tại các doanh nghiệp chế biến mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Nhi Trần – Hoàng Yến
Dự án sửa chữa hồ chứa nước Tha La tại huyện Tân Châu có tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng, với quy mô đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các hạng mục công trình gồm: nâng cấp, sửa chữa đập chính; xây dựng mới tràn xả lũ tại vị trí lòng sông cũ; xây dựng cầu giao thông qua tràn; hoành triệt cống xả đáy và sửa chữa kênh chính, nạo vét kênh tiêu Thạnh Đông.
Tâm Giang - Châu Tâm
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và giải phóng tỉnh Tây Ninh (30.4.1975-30.4.2025), tối 25.4, tại thành phố Tây Ninh, Sở Công thương Tây Ninh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Công nghiệp thương mại, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Tây Ninh năm 2025.
Nhật Quang
Sau ngày giải phóng, hầu hết xã trong tỉnh bị chiến tranh tàn phá. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhưng đất đai khô cằn, lỗm chỗm hố bom hoặc ẩn chứa mìn chưa nổ, thiếu kênh mương thuỷ lợi, trình độ sản xuất lại thấp kém, năng suất thấp. Thế nhưng chỉ sau 50 năm sau ngày giải phóng, nền nông nghiệp Tây Ninh đã phát triển một cách ngoạn mục.
Sau ngày giải phóng, hầu hết xã trong tỉnh bị chiến tranh tàn phá. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhưng đất đai khô cằn, lỗm chỗm hố bom hoặc ẩn chứa mìn chưa nổ, thiếu kênh mương thuỷ lợi, trình độ sản xuất lại thấp kém, năng suất thấp. Thế nhưng chỉ sau 50 năm sau ngày giải phóng, nền nông nghiệp Tây Ninh đã phát triển một cách ngoạn mục.