Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Viên chức phát thanh viên, quay phim được xếp theo 4 hạng
Thứ tư: 14:23 ngày 17/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 15.2.2018, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo Thông tư 46/2017/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Theo đó, chức danh phát thanh viên được xếp theo 4 hạng: I, II, III, IV.

Phát thanh viên hạng I phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh phát thanh viên hạng I; đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 3 tác phẩm được hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đoạt giải thưởng; hoặc tham gia ít nhất 2 công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp bộ, tỉnh hoặc tương đương).

Viên chức thăng hạng từ chức danh phát thanh viên hạng II lên chức danh phát thanh viên hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định này và có tổng thời gian giữ chức danh phát thanh viên hạng II và chức danh tương đương tối thiểu là 06 năm (từ đủ 72 tháng), trong đó có ít nhất 2 năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh phát thanh viên hạng II.

Phát thanh viên hạng II phải đáp ứng điều kiện: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh phát thanh viên hạng II; đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 2 tác phẩm được hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đoạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 1 công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp bộ, tỉnh hoặc tương đương); viên chức thăng hạng từ chức danh phát thanh viên hạng III lên chức danh phát thanh viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định này và có tổng thời gian giữ chức danh phát thanh viên hạng III và chức danh tương đương tối thiểu là 9 năm (từ đủ 108 tháng), trong đó có ít nhất 3 năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh phát thanh viên hạng III.

Phát thanh viên hạng III cần: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh phát thanh viên hạng III; viên chức thăng hạng từ chức danh phát thanh viên hạng IV lên chức danh phát thanh viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định này và có tổng thời gian giữ chức danh Phát thanh viên hạng IV và chức danh tương đương tối thiểu là 3 năm (từ đủ 36 tháng), trong đó có ít nhất 1 năm (từ đủ 12 tháng) giữ chức danh phát thanh viên hạng IV.

Phát thanh viên hạng IV cần đáp ứng điều kiện: Có bằng tốt nghiệp trung cấp các ngành trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh phát thanh viên hạng IV; nắm được đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan; thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ…

Theo Thông tư, chức danh quay phim cũng được xếp theo 4 hạng: quay phim hạng I, quay phim hạng II, quay phim hạng III, quay phim hạng IV.

Thông tư cũng quy định các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp là: chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

Nguồn chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh