Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh nhất thế giới
Thứ tư: 20:59 ngày 14/11/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 hiệu quả thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3, 4. Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 hiệu quả thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3, 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cảnh báo hiện kháng kháng sinh đã trở thành một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển. Mối đe dọa này khiến con người dễ quay về thời kỳ chưa có kháng sinh.

"Nếu tình trạng này tiếp tục, tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích và con người đứng trước những căn bệnh không còn thuốc chữa", Thứ trưởng Tiến nói, nhân Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, ngày 13/11. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của Tổ chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh. 

Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%. 

Tình trạng kháng kháng sinh bắt nguồn từ thói quen mua thuốc không cần đơn của người dân. Thậm chí, các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh không hợp lý.

Theo khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng một nửa thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn là bất hợp lý. Nhiều bác sĩ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn, kéo dài và không cần thiết... Phần lớn vi khuẩn đường ruột E.coli, vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae, vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện)... kháng kháng sinh.

Ảnh: Healthdesk.

Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người chết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em. Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả các nhóm tuổi.

WHO cũng dự báo đến năm 2050 chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong trong mỗi năm. Hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật giám sát kháng thuốc năm 2017 đến 2020. Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá, giám sát về tình trạng kháng thuốc và đưa ra giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp. 

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh