Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện thời sự
Viết tiếp trang lịch sử truyền thống vẻ vang
Thứ hai: 01:00 ngày 04/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ngồi với nhau trong quán cà phê đã khá lâu, chẳng ai nói với nhau điều gì, anh bạn đọc thân quen chợt quay sang hỏi Bàn Dân:

-Ông nhà báo nè, hình như chỉ còn vài hôm nữa là tới ngày truyền thống của quý báo rồi phải không?

-Nói chính xác, ngày 5 tháng 10 này là đúng ngày kỷ niệm 75 năm bổn báo ra đời, góp mặt với làng báo chí cách mạng nước ta rồi đó!

-Lâu dữ vậy sao, “nhân sinh thất thập cổ lai hi”, một tờ báo hoạt động tới tuổi 75 chắc cũng hơi bị hiếm à há?

-Kể ra so với làng báo cả nước từ khi tờ báo đầu tiên ra đời cho đến nay, thì bổn báo cũng chỉ khoảng nửa chặng đường lịch sử thôi. Nhưng nếu nói đến một tờ báo Đảng bộ địa phương có thời gian xuất bản gần như liên tục 75 năm thì bổn báo là lâu đời nht min Nam ri đó.

-Hoạt động suốt ba phần tư thế kỷ đã qua, có nghĩa là quý báo đã kinh qua hai thời kỳ kháng chiến cứu nước cùng với 46 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Mà sao ông lại nói tờ báo xuất bản “gần như liên tục” là sao?

-Đâu có sao, đó là do thực trạng tình hình lịch sử của đất nước. Ông chẳng nhớ là sau cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, cho đến khi cả miền Nam đồng khởi vùng lên chống Mỹ cứu nước thì phong trào cách mạng miền Nam có 6 năm tạm lắng xuống, từ năm 1954 đến năm 1960 đó sao? Thời gian ấy, từ sau khi ký kết Hiệp định Genève, nước ta tạm thời chia ra hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, lực lượng cách mạng tập kết ra miền Bắc, quân đội thực dân Pháp rút vào miền Nam, sau đó quân đội Mỹ thay chân Pháp tạm chiếm miền Nam dựng lên chế độ tay sai bù nhìn Ngô Đình Diệm.

Rồi sau 2 năm tạm thời chia cắt, Mỹ - Diệm lật lọng không thực hiện Hiệp định tổ chức tổng tuyển cử và bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Cho đến năm 1960, nhân dân miền Nam anh hùng không thể tiếp tục chịu đựng sự thống trị tàn ác của Mỹ - Diệm đã vùng lên đồng khởi chống lại quân xâm lược và tay sai cho đến ngày toàn thắng 30.4.1975 thống nhất đất nước.

Về phía tờ báo của Đảng bộ tỉnh nhà, sau ngày lực lượng cách mạng tập kết ra Bắc, các cơ quan địa phương không còn, tờ báo phải đình bản, thiết bị, dụng cụ nhà in phải đào hầm chôn giấu. Cho đến năm 1960 khi lãnh đạo tỉnh cho tờ báo tái bản, bộ máy nhân sự làm báo chỉ còn vài người, đào thiết bị in lên để in báo thì thiết bị hư hỏng cả, hai vị lãnh đạo báo là ông Tư Văn và ông Năm Choàng phải cải trang đột nhập tới Sài Gòn-Chợ Lớn để mua thiết bị in, nhờ cơ sở cách mạng vận chuyển vào tận căn cứ kháng chiến để in báo. Chính vì thế trong quá trình lịch sử hoạt động của bổn báo có một khoảng thời gian tạm đình bản, Bàn Dân nói là báo xuất bản “gần như liên tục” chứ không phải “liên tục” là vậy đó.

-À ra vậy. Quá trình hoạt động của quý báo vẻ vang thật đấy. Nhưng thời gian trôi qua đã quá lâu, các nhân chứng lịch sử chắc cũng không còn, quý báo có ghi lại truyền thống vẻ vang đó để lưu truyền cho các thế hệ làm báo về sau không?

-Thật ra cho đến nay, bổn báo có mt nhân chng lch scòn sng, đó là cNăm Choàng, người trc tiếp in tbáo đầu tiên cách nay 75 năm bng phương pháp in thcông. Năm nay cụ đã 95 tui nhưng tinh thn vn còn rt minh mn.

Va ri bn báo có thc hin bphim tài liu về truyn thng lch sca báo, cnhvanh vách, kli rành mch tng skin, con người ca cái thuban đầu gian khổ ấy”. Vtài liu văn bn thì bn báo đã có tổ chức thực hiện nhiều cuộc hội thảo để bắt đầu thu thập tài liệu từ trước năm 2000, lúc các vị tiền bối vẫn còn sống và đã biên soạn, xuất bản tập Sơ thảo truyền thống lịch sử Báo Tây Ninh vào năm 2010. Vì vậy, tài liu ghi chép chti năm 2010, còn từ 2010 cho đến nay thì chưa có điu kin làm tiếp.

-Đó là chuyện của địa phương, còn trên phạm vi cả nước, có tài liu nào được biên son vlch sbáo Đảng bộ địa phương không?

-Có đấy, vào năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tức là Nhà xuất bản Sự thật, thuộc Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương có tiến hành biên soạn, xuất bản quyển sách “Lịch sử báo Đảng bộ các tỉnh và thành phố”.

Quyển sách dày tới 712 trang, trong đó Báo Tây Ninh- Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tây Ninh được giới thiệu trong bài in từ trang 588 đến trang 627. Nội dung bài được tóm lược từ tập Sơ thảo truyền thống lịch sử của bổn báo Bàn Dân vừa nói đó.

-Như vậy là truyền thống vẻ vang của quý báo đã có cơ sở cho các thế hệ làm báo về sau tham khảo, vận dụng để tiếp nối phát huy rồi. Xin chúc mừng các nhà báo thời hiện đại nhé! 

Bàn Dân

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh