Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
WHO: Mỗi năm thuốc lá giết chết ít nhất 8 triệu người
Thứ sáu: 08:19 ngày 31/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngay trước Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mong muốn thu hút sự chú ý đến các tổn thất do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe của phổi. Hơn 40% các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá là do các bệnh về phổi như: ung thư, bệnh hô hấp mãn tính và bệnh lao.


Theo WHO, mỗi năm thuốc lá giết chết ít nhất 8 triệu người. (Ảnh minh họa: Khánh Linh)

WHO đang kêu gọi các quốc gia và đối tác hành động nhiều hơn để bảo vệ người dân khỏi phơi nhiễm thuốc lá.

Theo Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, mỗi năm, thuốc lá giết chết ít nhất 8 triệu người và hàng triệu người mắc bệnh ung thư phổi, bệnh lao, hen suyễn hoặc bệnh hô hấp mãn tính do thuốc lá. "Phổi khỏe mạnh là điều cần thiết để sống khỏe mạnh. Hôm nay, như mọi ngày, bạn có thể bảo vệ phổi của mình cũng như của bạn bè và gia đình bằng cách nói không với thuốc lá" – ông nói thêm.

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi và chịu trách nhiệm gây ra hơn 2/3 số ca tử vong do căn bệnh này trên toàn thế giới.

Hút thuốc thụ động tại nhà hoặc tại nơi làm việc cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Năm 2017, thuốc lá đã giết chết 3,3 triệu người hút thuốc và những người khác tiếp xúc với khói thuốc phụ từ các bệnh về đường hô hấp, trong đó có 1,5 triệu người chết vì các bệnh hô hấp mãn tính.

Ngoài ra, hơn 60.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới do hút thuốc thụ động. Những người đến tuổi trưởng thành có nhiều khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một tình trạng gây ra việc sản xuất chất nhầy chứa đầy mủ tích tụ trong phổi và gây ra ho đau, khó thở khủng khiếp

Trong bối cảnh đó, WHO kêu gọi các nước đối phó với bệnh tật do thuốc lá bằng cách thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO nói chung và bằng các biện pháp kiểm soát thuốc lá có hiệu quả, bao gồm các biện pháp chiến lược trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát thuốc lá MPOWER được thiết lập năm 2008.

Theo WHO, các quốc gia có thể cố gắng giảm nhu cầu thuốc lá thông qua các biện pháp thuế, tạo ra không gian không hút thuốc và thiết lập các công cụ hỗ trợ cai thuốc lá.

WHO cũng khuyến khích người dân và các nhà lãnh đạo cộng đồng hành động để bảo vệ sức khỏe của gia đình và cộng đồng của mình bằng cách nâng cao nhận thức và bảo vệ mọi người khỏi tác hại của thuốc lá.

Nguồn  WHO, UN, AFP

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh