Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Xe con nhập khẩu về Việt Nam trị giá trung bình hơn 450 triệu
Thứ năm: 13:45 ngày 23/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tính đến giữa tháng 5/2019, có hơn 42.500 xe con về nước với trị giá trung bình giảm hơn 50 triệu so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết nửa đầu tháng 5/2019 đạt 58.295 xe, trị giá 1,289 tỷ USD, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái về lượng. Trong đó, ôtô con loại 9 chỗ trở xuống vẫn là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo, 42.574 xe trị giá hơn 830 triệu USD. Còn lại là ôtô tải và ôtô trên 9 chỗ. 

Như vậy, mỗi xe con (dưới 9 chỗ) nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/1-15/5 có giá trung bình khoảng 19.500 USD, tương đương 456 triệu đồng. Cùng kỳ năm ngoái, con số trung bình khoảng 21.900 USD, khoảng 512 triệu.

Toyota Wigo, một trong nhiều mẫu xe nhập khẩu lăn bánh trên một tuyến đường ở Hòa Bình. Ảnh: Ngọc Tuấn

Cũng trong thống kê này, linh, phụ kiện ôtô nhập khẩu về Việt Nam tính đến 15/5/2019 giá trị khoảng 1,463 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 1,075 tỷ USD), trị giá mặt hàng này không có sự tăng trưởng cao. Điều này trái ngược với ôtô nhập khẩu.

Trong nửa đầu 2018 (tính đến 15/5), ôtô nhập khẩu chịu ảnh hưởng lớn bởi Nghị định 116 khiến lượng xe về nhỏ giọt, 7.778 xe. Nguồn cung khai thông trở lại trong 2019 khi các thủ tục thông quan, yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA được các hãng đáp ứng. Lượng xe nhập khẩu trong nửa đầu 2019 vì thế tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngược với tình cảnh của xe nhập khẩu, hoạt động lắp ráp trong nước có nhiều lợi thế hơn trong nửa đầu 2018. Giá trị linh, phụ kiện nhập khẩu về Việt Nam vì thế không có biến động lớn giữa hai thời điểm đầu 2018 và 2019.

Lắp ráp trong nước đang nằm trong kế hoạch ưu tiên của không ít liên doanh ôtô tại Việt Nam, điều mà ít hãng đề cập đến trước 2018 vì cho rằng thuế nhập khẩu về 0% là đòn bẩy để công ty hướng đến nhập xe về bán thay vì lắp ráp trong nước. Tuy nhiên chính sách, đặc biệt là Nghị định 116, đã thay đổi cục diện.

Đến nay, các hãng một lần nữa phải hoạch định lại kế hoạch kinh doanh khi nhiều chính sách trong nước đang "mở đường" cho xe lắp ráp. Nếu đề xuất miễn thuế TTĐB cho phần giá trị tạo ra trong nước được thông qua, lợi thế cho xe lắp ráp là không hề nhỏ. 

Toyota, dù chưa có thông tin chính thức, nhưng nhiều khả năng sẽ đưa mẫu SUV cỡ D Fortuner quay lại lắp ráp trong nước vào cuối năm nay, chỉ khoảng hơn hai năm sau ngày nhập xe từ Indonesia về bán. Ngược lại, Camry chuyển sang nhập khẩu Thái Lan vì sức hút dòng sedan cỡ D không còn lớn như trước. 

Một hãng xe khác là Mitsubishi, đang đề cập đến khả năng lắp ráp mẫu xe gia đình Xpander nếu đạt KPI tiêu thụ 10.000 xe mỗi năm. Trong khi CR-V xuất hiện tin đồn sẽ được Honda quay lại lắp ráp.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục