Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ý nghĩa đèn cảnh báo trên táp-lô, nhiều tài xế Việt có thể chưa biết
Thứ ba: 09:48 ngày 31/07/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhiều tài xế chủ quan hoặc có thể không nắm rõ ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo, những ký hiệu này cho người lái xe biết tình trạng hoạt động các bộ phận của xe, hỗ trợ thông tin hữu ích cho người lái. Cùng Cafeauto tìm hiểu ý nghĩa một số đèn cảnh báo trên táp lô.

 

Hãng cứu hộ của Anh, Britannia đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến nhất trên bảng táp lô của các hãng xe hơi. Trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện ở tất cả các mẫu xe.

Bên cạnh đó, Britannia đã khảo sát 2.018 tài xế ở Anh quốc và cho một kết quả thật bất ngờ. Có 98% các tài xế khi được hỏi không thể hiểu hết các ý nghĩa của tổng số 64 ký hiệu, hơn một nữa (52%) các bác tài chỉ có thể hiểu chính xác 16 trên 64 ký hiệu.

Một phần tư trong số họ có ít nhất một hoặc nhiều ký hiệu cảnh báo sáng lên lúc đang lái xe mà họ không hề biết là chuyện gì đang xảy ra, chủ yếu nhất là các cảnh báo liên quan đến đèn động cơ, pin hoặc cảnh báo về dầu.

Gần một nửa (48%) các tài xế khi được hỏi thậm chí không nhận ra đèn báo phanh và hơn một phần ba (35%) không thể hiểu được cảnh báo túi khí, trong đó có 27% nhầm đấy là cảnh báo dây an toàn.

Hiện tại ở Việt Nam, trung bình một chiếc xe có tầm 9-12 ký hiệu phổ biến của đèn cảnh báo trên táp lô.

Ví dụ như: Đèn cảnh báo check engine: có vấn đề về động cơ và lượng khí thải cao hơn mức cho phép, điều này có thể do van hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR) bị hỏng, cảm biến oxy bị hỏng, chu kỳ đốt nhiên liệu bị gián đoạn, bugi đánh lửa kém, kim phun tắc nghẽn…

Đèn cảnh báo dây an toàn: Lái xe không cài dây an toàn, cũng có thể do cảm biến dây an toàn gặp vấn đề.

Đèn cảnh báo áp suất lốp: một hoặc hay nhiều lốp xe có mức áp suất lốp không đúng mức quy định, bạn có thể dừng lại kiểm tra và điều chỉnh lốp xe theo mức an toàn.

Đèn cảnh báo hệ thống phanh: phanh tay đang được sử dụng, nếu đèn báo không tắt khi bạn sử dụng phanh tay thì có thể phanh đã bị bó cứng.

Đèn cảnh báo pha ở chế độ sáng kém: Nếu bên cạnh đèn biểu tượng có dấu chấm than, bạn nên kiểm tra hệ thống đèn pha vì có thể 1 hay nhiều bóng đã bị hỏng.

Đèn cảnh báo lỗi túi khí: Túi đang gặp vấn đề về nguồn điện.

Đèn cảnh báo cửa mở: Một hay nhiều cửa trên xe vẫn chưa đóng đúng cách.

Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ: Nhiệt độ động cơ quá cao, lúc này bạn hãy tắt máy và mở nắp capo để khang động cơ tỏa nhiệt nhanh nhất có thể. Lưu ý là không được mở nắp két nước ngay lúc này vì có thể sẽ bị phỏng hoặc tai nạn tủi ro cao hơn.

Nếu như tài xế phát hiện một trong số đèn cảnh báo trên đây thì hãy nhanh chóng đưa xe của mình đến các garage hoặc showroom uy tín gần nhất.

Nguồn CafeAuto

Tin cùng chuyên mục