Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Một tờ báo trích lời quan chức giấu tên của Cục tình báo Iran tuyên bố, các nhà ngoại giao trên bị bắt giam trong các “vụ bạo động” hôm 27.12.2009, nhưng người này không tiết lộ gì thêm.

![]() |
Thủ tướng Đức Angela Merkel |
Báo chí Iran hôm 27.1 đưa tin, 2 nhà ngoại giao Đức đã bị bắt hồi tháng rồi do có liên quan trong các vụ biểu tình chống chính phủ, nhưng Đức khẳng định không nhận được bất kỳ tin báo nào cho rằng quan chức của họ bị bắt tại Iran.
Một tờ báo trích lời quan chức giấu tên của Cục tình báo Iran tuyên bố, các nhà ngoại giao trên bị bắt giam trong các “vụ bạo động” hôm 27.12.2009, nhưng người này không tiết lộ gì thêm.
Được biết, 8 người đã bị giết trong các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ đảng đối lập và lực lượng an ninh đúng vào dịp lễ hội Ashura của người Hồi giáo Shi'ite. Đây là vụ bạo loạn nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Iran hồi tháng 6.2009.
Các báo cáo trên được đưa ra 1 ngày sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo Iran là, thời gian dành cho Iran đã hết dần nếu nước này muốn tránh thêm các biện pháp cấm vận đối với các hoạt động hạt nhân, mà phương Tây vẫn nghi ngờ là dùng để chế tạo bom.
Tuy nhiên, Iran đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên, khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình là sản xuất điện năng, đồng thời cáo buộc phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, đang nhúng tay vào các vụ bất ổn tại Iran, nổ ra từ sau cuộc bầu cử gây tranh cãi của nước này.
Giới chức Iran cho biết, vai trò của các nhà ngoại giao Đức đã bị ngăn chặn. Và một mạng lưới gồm các thành viên của những nhà ngoại giao này cũng đã bị bắt trong lễ hội Ashura.
Trước đó, ngày 26.1, sau cuộc gặp với Tổng thống Israel Shimon Pere, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, Tháng 2 sẽ là thời điểm thích hợp cho Liên Hợp Quốc xúc tiến lệnh trừng phạt mới đối với Iran trước chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của họ.
Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với ông Peres, bà Merkel nói: “Vấn đề trừng phạt Iran sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi Pháp chính thức trở thành chủ tịch của tổ chức này vào tháng 2 tới. Vì vậy, tôi nghĩ tháng hai sẽ là tháng rất quan trọng”,
Mặc dù vậy, bà cũng nhấn mạnh rằng, Đức ưu tiên giải pháp ngoại giao hơn là quân sự đối với Iran, và bất cứ lệnh trừng phạt nào đối với Iran trước tiên đều phải được thống nhất trên “cơ sở rộng nhất” giữa các nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
TÙNG LÂM
(Theo Reuters, THX)