Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kết nối “B2B” cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ ba: 22:03 ngày 17/12/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business”, được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business”, được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B được sử dụng thông qua các hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp; bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế.

Hiện nay, nhu cầu giao thương kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Trong chuỗi cung ứng, đầu ra là yếu tố quyết định. Khách hàng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhận thức được điều này, Sở Công thương phối hợp Công ty MCN Live Channel tổ chức phiên kết nối B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) tại Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu khu vực Đông Nam bộ năm 2024, tổ chức tại Tây Ninh. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.

Cơ hội kết nối doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối

B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business”, được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B được sử dụng thông qua các hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp; bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế…

Quang cảnh chương trình B2B.

Chương trình lần này có các nhà phân phối sản phẩm có uy tín tham gia như Siêu thị Co.opMart, siêu thị Go (Tây Ninh), siêu thị Tứ Sơn (An Giang); bảo đảm mỗi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đều có cơ hội trình bày sản phẩm và tìm kiếm đối tác phù hợp. Chương trình tập trung vào nhiều lĩnh vực như: nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, hàng tiêu dùng và sản phẩm thân thiện môi trường, phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay.

Đại diện các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp phân phối đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm quảng bá tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường giao thương hàng hóa sản xuất trong nước.

Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, có những đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển bền vững về mặt xã hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình.

Theo Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến thương mại Tây Ninh, việc tổ chức phiên kết nối doanh nghiệp (B2B) tại Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ - Tây Ninh năm 2024 là một điểm sáng nổi bật và rất đáng khích lệ. Đây là bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy hiệu quả xúc tiến thương mại và tối ưu hóa cơ hội hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia.

Người tiêu dùng thăm quan và mua sắm sản phẩm muối Thắng Lợi.

Tại chương trình B2B lần này, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhà phân phối để kết nối thông tin, giúp các nhà phân phối mua được hàng hoá chất lượng ở nơi rẻ nhất, từ đó đưa đến các kênh phân phối cũng như người tiêu dùng, qua đó hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Mục tiêu chính của chương trình là để các doanh nghiệp có thể trao đổi, giới thiệu, quảng bá thương hiệu, đặc biệt là giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, trong đó quan trọng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Tứ Sơn- Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn (An Giang) phát biểu tại chương trình B2B.

Đại diện nhà phân phối, ông Tứ Sơn- Giám đốc Siêu thị Tứ Sơn (An Giang) cho biết: “Tôi cảm thấy mình có sự gắn kết thâm tình nên khi Tây Ninh có sự kiện, là tôi phải tham gia. Doanh nghiệp Tây Ninh chân chất, thật hơn trong cách làm của mình, tạo mối quan hệ ngày càng nhiều hơn. Hiện tại có hơn 30 tỉnh, thành có mối quan hệ với siêu thị của tôi, trong đó Tây Ninh và Sóc Trăng luôn đứng đầu. Nếu nói về tiêu chí thì hôm nay sẽ khác, ngày mai sẽ khác, nhưng quan trọng là sự quyết tâm và sự thành thật trong cách làm của doanh nghiệp, đó là yếu tố quan trọng trong việc kết nối giao thương”.

Mở rộng thị trường

Phiên B2B cho phép doanh nghiệp và đối tác trao đổi trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với các phương thức tiếp cận truyền thống. Doanh nghiệp địa phương có cơ hội gặp gỡ các nhà phân phối, xuất khẩu lớn, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Ông Lê Minh Trung- Chủ tịch HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Trung (huyện Tân Châu) cho biết: “HTX được thành lập năm 2022, có 30 thành viên. Lĩnh vực hoạt động chính của HTX là chuỗi cung ứng phân bón và bao tiêu trái mãng cầu. Hiện tại HTX liên kết với 127 nông dân, diện tích 600ha, sản lượng thu hoạch và cung cấp ra thị trường là 15 tấn/ngày, trong đó các kênh phân phối chính của chúng tôi là các chợ đầu mối, tiểu thương, cửa hàng trái cây cao cấp…

Sản phẩm của HTX đã được chứng nhận OCOP 4 sao, có tem truy xuất nguồn gốc. Thông qua buổi kết nối, tôi hy vọng các đối tác đến dự như: Siêu thị lớn Go, Co.opmart, Tứ Sơn sẽ nghiên cứu thêm về công nợ, đặc biệt về ngành hàng nông sản, vì HTX không có số vốn quá lớn để bao tiêu sản phẩm trong thời gian dài”.

Ông Lê Minh Trung- Chủ tịch HTX DVNN Minh Trung phát biểu tại chương trình B2B.

Kết nối doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nhà phân phối hơn, từ đó có thể lựa chọn nhà phân phối phù hợp với mong muốn mở rộng thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý nguồn lực hiệu quả, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ông Vũ Thái Lành- Giám đốc Công ty Cổ phần Lành Group cho biết, công ty thường xuyên lựa chọn sản phẩm đặc trưng để trưng bày, quảng bá và giới thiệu ở gian hàng chung các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại nhiều sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nhà phân phối ở các tỉnh, thành.

Hiện nay, nhu cầu giao thương kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Việc phát huy vai trò của các Hiệp hội, ngành hàng trong tổ chức chương trình xúc tiến để mỗi doanh nghiệp trở thành đối tác, bạn hàng càng trở nên cấp thiết.

Ông Nguyễn Thế Tân- Phó Giám đốc Công ty Trà Tâm Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tây Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh có vài ngàn doanh nghiệp, đại đa số là nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa thì hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ và một số vừa khởi nghiệp, khả năng phát triển rất hạn chế, sản phẩm cạnh tranh đưa ra thị trường khó khăn, nên khi có những hội chợ, xúc tiến thương mại là cơ hội để các doanh nghiệp kết nối với doanh nghiệp khác, để hoàn thiện sản phẩm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nhà phân phối chụp hình lưu niệm.

“Chủ trương của Hiệp hội Doanh nghiệp là gắn kết các doanh nghiệp, qua những buổi xúc tiến thương mại, doanh nghiệp sẽ học hỏi sản phẩm của mình so với doanh nghiệp bạn, có những ưu, khuyết điểm gì, bao bì mẫu mã, thị hiếu của người tiêu dùng; qua trao đổi với du khách đến thăm quan, doanh nghiệp cũng lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để có sự điều chỉnh tốt hơn trong thời gian tới”- ông Tân chia sẻ thêm.

Nhi Trần – Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục