Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Kết nối vùng miền - hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Thứ năm: 23:53 ngày 26/10/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong hai ngày 24 và 25.10, đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh, do bà Lê Thị Ngọc Yến- Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai

Đoàn tham quan nhà máy phân bón Con Voi Bình Dương.

Chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả; cùng đi có cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu các huyện, thị xã, thành phố.

Tại Bình Dương, đoàn tham quan mô hình trang trại tổng hợp nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hộ ông Đinh Ngọc Khương và ông Nguyễn Tấn Liêm (xã An Bình, huyện Phú Giáo); mô hình trồng dưa lưới tại Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long; tham quan Nhà máy phân bón Con Voi Bình Dương (phường Chánh Phú Hoà, thị xã Bến Cát).

Tại Đồng Nai, đoàn tham quan vườn bưởi kiểu mẫu theo hướng hữu cơ, áp dụng men vi sinh làm phân bón, diện tích 17 ha và Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng chuối cấy mô tại xã Đông Hoà, huyện Trảng Bom.

Đoàn tham quan mô hình trồng bưởi tại tỉnh Đồng Nai.

Bà Lê Thị Ngọc Yến- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, đoàn tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả của Bình Dương và Đồng Nai, học hỏi cách áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đây còn là dịp để hội viên Nông dân của Tây Ninh giao lưu, chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm với các tỉnh bạn để từ đó áp dụng vào sản xuất tại địa phương.

Ông Hồ Văn Khang, Hội Nông dân thị xã Trảng Bàng chia sẻ, qua học tập những mô hình của nông dân tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, ông thấy đây là những mô hình ứng dụng công nghệ cao, nhất là mô hình trồng sầu riêng, được học tập kinh nghiệm xử lý phân bón và chăm sóc, sử dụng hệ thống tưới phun tự động. Hay như mô hình nuôi gà, muốn áp dụng thì người nông dân cần liên kết lại mới thực hiện được, bởi đây là mô hình chăn nuôi quy mô lớn.

“Qua 2 ngày tham quan, tôi đặc biệt ấn tượng với trang trại gà tại Bình Dương. Đây là mô hình khép kín, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất quy mô lớn, cung cấp sản phẩm cho các địa phương trong vùng, trong đó có Tây Ninh. Quy trình rút ngắn thời gian ấp trứng chỉ trong 21 ngày, rất đáng để học hỏi”- ông Trịnh Thế Giao, Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu chia sẻ.

Bà Lê Thị Ngọc Yến- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh phát biểu tại buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Tại các nơi đến, thành viên đoàn công tác cùng nông dân đã thảo luận, trao đổi một số nội dung liên quan đến chi phí, kỹ thuật thực hiện mô hình, hiệu quả của mô hình sản xuất mang lại, chương trình, kế hoạch, giải pháp đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hiện nay.

Hoàng Yến

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục