Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Vụ chế biến 2008-2009, diện tích mía do các nhà máy đường ký hợp đồng đầu tư cho nông dân giảm sút trầm trọng- chỉ còn 17.200 ha, giảm hơn vụ trước trên 8.000 ha. Do vậy trong vụ này các nhà máy lên kế hoạch thu mua chỉ khoảng 900.000 tấn mía cây- thấp hơn vụ trước trên 300.000 tấn. Sản lượng này đáp ứng được chưa đến 50% công suất thiết kế của các nhà máy.

![]() |
Khẩn trương thu hoạch mía cháy |
Vụ chế biến 2008-2009, diện tích mía do các nhà máy đường ký hợp đồng đầu tư cho nông dân giảm sút trầm trọng- chỉ còn 17.200 ha, giảm hơn vụ trước trên 8.000 ha. Do vậy trong vụ này các nhà máy lên kế hoạch thu mua chỉ khoảng 900.000 tấn mía cây- thấp hơn vụ trước trên 300.000 tấn. Sản lượng này đáp ứng được chưa đến 50% công suất thiết kế của các nhà máy. Và đến đầu tháng 3.2009, các nhà máy đã chấm dứt vụ chế biến 2008-2009.
Vụ chế biến 2008-2009, diện tích mía do các nhà máy đường ký hợp đồng đầu tư cho nông dân giảm sút trầm trọng- chỉ còn 17.200 ha, giảm hơn vụ trước trên 8.000 ha. Do vậy trong vụ này các nhà máy lên kế hoạch thu mua chỉ khoảng 900.000 tấn mía cây- thấp hơn vụ trước trên 300.000 tấn. Sản lượng này đáp ứng được chưa đến 50% công suất thiết kế của các nhà máy. Và đến đầu tháng 3.2009, các nhà máy đã chấm dứt vụ chế biến 2008-2009.
Lãnh đạo các nhà máy cho biết, khi chuẩn bị vào vụ chế biến mía đường 2008-2009, nỗi lo lớn nhất là khâu vận chuyển mía, nhất là đối với xe máy kéo do chưa có quy định về rơ- moóc tham gia lưu thông đường bộ. Trong khi từ nhiều năm qua, ở Tây Ninh lực lượng chủ lực vận chuyển mía là xe máy kéo kéo rơ-moóc với số lượng lên đến hơn 1.000 xe đăng ký hằng năm. Trong mỗi vụ chế biến, mỗi xe máy kéo vận chuyển bình quân khoảng 50 chuyến, trong đó cũng có xe vận chuyển đến hơn 130 chuyến. Việc chưa có quy định về rơ-moóc tham gia lưu thông đã hạn chế hoạt động của xe máy kéo trong việc vận chuyển mía, khiến cho cả nông dân và nhà máy đều gặp khó khăn. Đặc biệt là trong vụ chế biến trước, lợi dụng tình trạng thiếu xe vận chuyển mía, nhiều chủ xe đòi hỏi nông dân phải chi thêm tiền mới chịu chở mía, khiến nông dân bị giảm thu nhập. Trong vụ chế biến này, tỉnh đã có quy định tạm thời về tiêu chuẩn kỹ thuật cho rơ- moóc máy kéo tham gia giao thông đường bộ và xe máy kéo vẫn được tiếp tục tham gia vận chuyển mía. Về công thu hoạch, do vụ này diện tích mía giảm mạnh, nhu cầu công thu hoạch không đông ken như những vụ trước nên việc điều công thu hoạch cũng kịp thời và thuận lợi hơn vụ trước.
Tuy nhiên, kết thúc vụ chế biến 2008-2009, sản lượng mía các nhà máy thực thu mua vẫn không đạt kế hoạch đề ra từ đầu vụ. Cụ thể như ở Công ty SBT, kế hoạch vụ 2008-2009 là thu mua chế biến hơn 500.000 tấn mía cây, (thấp hơn vụ trước trên 150.000 tấn), nhưng thực hiện vẫn không đạt. Kết thúc vụ, Công ty SBT chỉ thu mua được hơn 460.000 tấn. Còn ở Nhà máy đường Biên Hoà, kế hoạch vụ này là thu mua 290.000 tấn mía cây- thấp hơn vụ trước hơn 60.000 tấn, nhưng kết thúc vụ chỉ thu mua được gần 260.000 tấn. Tất nhiên, sản lượng mía nguyên liệu thu mua thấp, thì sản lượng đường chế biến cũng thấp hơn kế hoạch.
Theo đánh giá của các nhà máy, sản lượng mía thu mua được đạt thấp hơn kế hoạch đề ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó đáng kể nhất là nhiều vùng đất thấp bị mưa ngập làm giảm năng suất. Cũng có nhiều diện tích mía năng suất rất thấp do nông dân không sử dụng hết vốn đầu tư của nhà máy cho cây mía, thậm chí có những diện tích mía lưu gốc không hề được đầu tư chăm sóc. Đặc biệt, tình trạng mía cháy vụ chế biến này xảy ra nhiều hơn vụ trước. Cụ thể như vụ thu hoạch này sản lượng mía vùng nguyên liệu do Công ty SBT đầu tư cháy đến hơn 21% tổng sản lượng Công ty thu mua được, và sản lượng mía cháy trong vùng nguyên liệu do Nhà máy đường Biên Hoà đầu tư cao bất ngờ- chiếm đến hơn 40% tổng sản lượng thu mua được. Ngoài ra vụ thu hoạch mía năm nay còn “đột biến” thêm tình trạng “mót mía” khiến cho sản lượng mía mất đi một phần đáng kể. Đồng thời cũng có nhiều diện tích mía bị trâu bò phá phách làm ảnh hưởng đến năng suất.
![]() |
Thoải mái cho trâu bò ăn mía (?) |
Điều đáng băn khoăn sau vụ thu hoạch, chế biến mía đường 2008-2009 là vẫn còn nhiều hộ nông dân trồng mía chưa nâng cao được thu nhập- cho dù giá thu mua mía vụ này cao hơn khá nhiều so với những vụ trước. Nhiều vùng thấp bị mưa, chi phí tăng bo tăng- có nơi lên đến hơn 60.000 đồng/tấn. Mía cháy làm sản lượng và chất lượng mía giảm- đồng nghĩa với thu nhập nông dân giảm. Nạn “mót mía” làm nông dân mất đi một phần thu nhập do mất đi một lượng mía đáng kể. Trâu bò phá phách cũng gây thiệt hại cho nông dân trồng mía…
Hiện nay, diện tích mía trồng mới đang tăng cao hơn nhiều so với năm trước, báo hiệu khả năng cây mía đang phục hồi. Tuy nhiên, để cây mía thực sự trở lại “thời hoàng kim” thì các cấp, các ngành liên quan phải giải quyết được những khó khăn, vướng mắc còn lại, để người nông dân thực sự an tâm đầu tư “hết mình” cho cây mía.
Sơn Trần