Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
NĂM HỌC MỚI:
Khắc phục khó khăn, cải thiện chất lượng giáo dục
Chủ nhật: 23:15 ngày 04/09/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tại Tây Ninh, theo số liệu mới nhất, năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 230.000 học sinh mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (số liệu này chưa bao gồm giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp).

Lễ khai giảng năm học 2022-2023, học sinh, giáo viên không còn phải đo thân nhiệt, sát khuẩn như những năm học trước

Hôm nay, 5.9, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên trong cả nước bước vào năm học 2022-2023 (chưa tính số thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng vì công tác tuyển sinh chưa xong). Tại Tây Ninh, theo số liệu mới nhất, năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 230.000 học sinh mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (số liệu này chưa bao gồm giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp).

ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Theo thông tin mới nhất từ Sở GD&ĐT Tây Ninh, chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, ngành tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Trong đó, đối với Giáo dục tiểu học, toàn tỉnh có 3.273 phòng, gồm 2.655 phòng kiên cố, 618 phòng bán kiên cố, tổng số phòng học (mượn tạm) là 19 phòng. So với số lớp 3.181 lớp (100.349 học sinh) thì tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 83,5%.

Ở cấp học này hiện có 171 phòng Tin học, trong đó 143 phòng kiên cố, 28 phòng bán kiên cố. Tỷ lệ phòng Tin học kiên cố so số trường, điểm trường đạt 44,7%. Tổng số phòng ngoại ngữ hiện có 142 phòng, trong đó 123 phòng kiên cố, 19 phòng bán kiên cố, tỷ lệ phòng ngoại ngữ đạt 38,4%.

Giáo dục trung học cơ sở hiện có 1.698 phòng, trong đó 1.584 phòng kiên cố, 113 phòng bán kiên cố. So với số lớp 1.648 lớp (68.588 học sinh) thì tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 94,1%. Tổng số phòng Tin học hiện có 112 phòng, trong đó 100 phòng kiên cố (đạt 88,5% so số trường, điểm trường), 12 phòng bán kiên cố. Tổng số phòng ngoại ngữ hiện có 70 phòng, trong đó 68 phòng kiên cố, 2 phòng bán kiên cố, đạt tỷ lệ 60,2%.

Sở GD&ĐT đã trang bị 28.004 (đơn vị) đồ chơi, thiết bị dạy học trong lớp cho các trường mầm non, mẫu giáo công lập với kinh phí gần 14 tỷ đồng. Có 1.216/1.308 nhóm lớp được trang bị đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định và bảo đảm các điều kiện an toàn cho trẻ, tỷ lệ 93%.

Đến nay, có 332 sân chơi có thiết bị đồ chơi ngoài trời/340 điểm trường có sân chơi, tỷ lệ 97,6%, trong đó có 100/332 sân chơi có từ 9 loại đồ chơi trở lên, tỷ lệ 30,1%. “Kết quả đạt được về đầu tư cơ sở vật chất nêu trên trong bối cảnh vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học là nỗ lực của ngành Giáo dục trong công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo về giải pháp phát triển giáo dục mầm non”- lãnh đạo Sở GD&ĐT đánh giá.

Thực hiện Kế hoạch số 834/KH-UBND ngày 25.4.2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục mở rộng dạy học tiếng Anh cho học sinh ở những nơi có điều kiện. Cụ thể: có 30 trường tổ chức dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 1 và lớp 2, đạt 15,7%; có 176 trường tổ chức dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 3, 4, 5, đạt tỷ lệ 89,4%. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục mở rộng dạy môn Tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Toàn tỉnh đã triển khai dạy học Tin học tại 116 trường, tỷ lệ học sinh lớp 3, 4, 5 được học Tin học đạt 60,25%.

“Công tác mua sắm thiết bị dạy học được thực hiện đúng quy định. Trên cơ sở kế hoạch được UBND tỉnh giao và nhu cầu đề xuất của các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT mua sắm tập trung thiết bị dạy học theo quy trình quy định. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học gồm đấu thầu tập trung, qua mạng, đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu.

Quy trình lập kế hoạch cung ứng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học được thực hiện bảo đảm trình tự, thủ tục quy định, đơn vị cung ứng trực tiếp giao mua sắm thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục được thụ hưởng. Hiệu trưởng các đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận, nghiệm thu, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hoá, ghi tăng tài sản đơn vị đúng quy định”- theo báo cáo của Sở GD&ĐT.

Đánh giá hiệu quả đầu tư, mua sắm, lãnh đạo Sở GD&ĐT nhìn nhận, bậc học mầm non được trang bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp học, đồ chơi chung ngoài trời theo quy định, cơ bản đáp ứng điều kiện sinh hoạt, học tập, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Bậc học phổ thông khai thác, sử dụng thiết bị dạy học mang lại hứng thú cho học sinh hăng say học tập, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Cung ứng đầy đủ sách giáo khoa; triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt

Ngày 25.7.2022, Sở GD&ĐT ban hành Công văn số 2464 về việc phát hành, cung ứng sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10 năm học 2022-2023. Sở chỉ đạo các đơn vị, trường học tiếp tục thông tin đến phụ huynh học sinh danh mục SGK nhà trường lựa chọn sử dụng giảng dạy trong năm học 2022-2023 và công khai bảng giá SGK của các nhà xuất bản để phụ huynh tự trang bị sách giáo khoa cho học sinh hoặc đăng ký nhà trường mua hộ.

Việc lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Các trường phổ thông tổ chức chọn sách giáo khoa căn cứ vào danh mục sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của UBND tỉnh và danh mục sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để lựa chọn cho trường mình bộ sách phù hợp với học sinh, điều kiện thực tế của trường, của địa phương bảo đảm nguyên tắc tạo điều kiện cho học sinh học tốt, giáo viên dạy tốt. Đến nay, các nhà xuất bản đã cung ứng đầy đủ SGK cho các trường học.

Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và triển khai thực hiện thanh toán học phí cùng các khoản thu khác không bằng tiền mặt, năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT đẩy mạnh việc tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; tăng cường các điều kiện bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. “Tiếp tục xây dựng hạ tầng số quốc gia về học tập, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành, gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học.

Triển khai hệ thống quản trị cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo”- lãnh đạo Sở GD&ĐT thông tin.

Triển khai Kế hoạch số 2349/KH-UBND ngày 25.7.2022 của UBND tỉnh về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, Sở xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Tổ chức tập huấn nội dung quản lý thanh toán cho 286 cán bộ quản lý và kế toán trên 254 đơn vị, trường học (đạt trên 50% đơn vị ở khu vực thành thị theo chỉ đạo của UBND tỉnh).

Sở đã hoàn thành thiết kế Cổng báo cáo chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại địa chỉ http://thuhocphi.tayninh.gov.vn (phụ huynh khi truy cập sẽ thấy các khoản thu của con em mình dù học ở các trường khác nhau trên địa bàn Tây Ninh). Cổng thanh toán trên đáp ứng tích hợp các khoản thu hiện nay ở trường dù thanh toán trên Cổng VNPT, Viettel, Bảo Kim, VNPAY, MISA và các ngân hàng khác, bảo đảm việc thanh toán học phí và các khoản thu khác không bằng tiền mặt tại các trường học.

Việt Đông

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục