Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Khai thác thuỷ sản phải song hành với bảo tồn
Thứ bảy: 00:25 ngày 30/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Chiều 27.10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội thảo trực tuyến toàn quốc góp ý dự thảo Quy hoạch bảo vệ và khai thác thuỷ sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các bộ, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Tây Ninh tổ chức thả cá giống, tôm giống vào hồ Dầu Tiếng. (ảnh Minh Dương)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260km với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km vuông, với khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú ở nhiều hệ sinh thái biển điển hình.

Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản cao, tiềm năng phát triển thuỷ sản to lớn, tạo sinh kế cho người dân (đã tạo việc làm cho hơn 800.000 lao động trực tiếp trên biển và khoảng 4 triệu lao động dịch vụ nghề cá).

Hiện, cả nước đã quy hoạch 16 khu bảo tồn biển và đưa vào hoạt động 12 khu, chỉ đạt khoảng 0,185% diện tích vùng biển; ban hành danh mục 47 khu vực khai thác có thời hạn, từng bước đưa khu vực bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản vào hoạt động, đồng thời ban hành khung pháp lý phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Giai đoạn 2010-2020, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 2,41 triệu tấn (năm 2010) lên 3,86 triệu tấn (năm 2020), gấp 1,6 lần. Kim ngạch xuất khẩu khai thác thuỷ sản đạt 3,4 tỷ USD. Đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, an ninh dinh dưỡng và phát triển kinh tế.

Theo Thứ trưởng, ngành thuỷ sản đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, như số lượng diện tích bảo tồn biển chưa đạt mục tiêu đề ra; chưa kiểm soát được số lượng tàu cá phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi, khai thác quá mức bằng các ngư cụ có tính huỷ diệt; tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường…

Luật Thuỷ sản 2017 với các điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thuỷ sản theo hướng hội nhập, hiệu quả và bền vững. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện được chú trọng. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ về Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam, việc lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Theo đó, dự thảo quy hoạch này hướng đến mục tiêu bảo đảm hoạt động khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; có cơ cấu, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tăng chất lượng, hiệu quả; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Đến năm 2030, din tích vùng bin, ven bin, ven đảo được bo vệ, bo tn đạt 6% din tích tnhiên vùng bin quc gia theo mc tiêu được đề ra ti Nghquyết số 36-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với khai thác thuỷ sản, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 1,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người lao động thuỷ sản gấp 2 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản giảm còn 2,8 triệu tấn. Tổng số tàu cá giảm còn 83.000 chiếc. Tổn thất sau thu hoạch giảm xuống dưới 10%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại; bảo tồn đa dạng sinh học với sự phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Góp ý cho dự thảo quy hoạch, các tỉnh, thành đề nghị rà soát lại số liệu về nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương, nhất là những mục tiêu cụ thể để bảo đảm tính khả thi hơn; cần có cơ chế, chính sách để các địa phương thực hiện đồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiệu quả.

Tỉnh Kon Tum đề ngh xây dựng chương trình quản lý, phát triển mặt nước thuỷ sản cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng để khai thác các nguồn lợi thuỷ sản. Tỉnh An Giang đề nghị hỗ trợ định vị chính xác toạ độ các khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vùng nội địa một cách thống nhất…

Kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh ý nghĩa của công tác bảo tồn thuỷ sản “Bảo tồn để khai thác, khai thác phải gắn với bảo tồn - hai nội dung này phải gắn liền với nhau, đấy chính là phát triển bền vững”; và đề nghphi có báo cáo tng kết ca giai đon trước để làm tin đề cho vic lp quy hoch thi kỳ 2021-2030, tm nhìn 2050.

Ghi nhận ý kiến của các tỉnh, Thứ trưởng đề nghị cần xem xét, cơ cấu lại đội tàu với cường độ khai thác hợp lý để phát triển bền vững, vừa bảo đảm thu nhập, an sinh xã hi, va giảm thất thoát sau khai thác gắn với quốc phòng an ninh.

Thứ trưởng cũng chỉ rõ, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng này, trong quy hoạch phải bảo đảm được việc này cả nội địa và trên biển.

“Xây dựng để thực hiện, thực hiện thì phải có hiệu lực, hiệu quả”- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói rõ và yêu cầu đơn vị tư vấn cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo quy hoạch và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua trong thời gian sớm nhất.

C.T

Tin cùng chuyên mục