Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Khẩn trương, chủ động phòng tránh, ứng phó thiên tai
Thứ năm: 05:25 ngày 28/08/2014

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO)- Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra tính từ đầu năm đến đầu tháng 8.2014 là trên 56 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Lưu Quang vừa ký ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị có kế hoạch khẩn trương, chủ động phòng tránh, ứng phó với thiên tai.

Theo UBND tỉnh, hiện nay tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp, xuất hiện những đợt mưa liên tục kéo dài. Trong 7 tháng đầu năm 2014 đã xuất hiện 3 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.

Một căn nhà ở xã Ninh Thạnh bị sập, tốc mái trong mùa mưa bảo năm 2013 làm 1 người bị thương nặng.

Tính đến ngày 10.8.2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ thiên tai (tăng 7 vụ so cùng kỳ năm 2013) làm 3 người chết, 5 người bị thương; làm sập, ngập nước, tốc mái 273 căn nhà; làm thiệt hại 1.834 ha lúa, 37 ha rau màu các loại, 81 ha cây công nghiệp dài ngày, 3.822 ha cây công nghiệp ngắn ngày... Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra tính từ đầu năm đến đầu tháng 8.2014 là trên 56 tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm 2013, thiệt hại trong năm 2014 người có giảm về người (giảm 1 người chết, 1 người bị thương); thiệt hại về nhà cũng giảm (1.073 căn). Tuy nhiên thiệt hại về diện tích cây trồng tăng (1.819 ha lúa, 45 ha cây công nghiệp dài ngày, 3.018,8 ha cây công nghiệp ngắn ngày) nên giá trị thiệt hại tăng khoảng 40 tỷ đồng.

Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, chủ tịch UBND các huyện/thành phố, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thuỷ lợi Tây Ninh, Công ty TNHH Một thành viên Mía đường Tây Ninh thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14.10.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hồ chứa và các văn bản có liên quan của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh Tây Ninh.

Sở NN&PTNT, Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, ứng phó với các tình huống khẩn cấp về thiên tai; tổ chức kiểm tra công tác trong và sau mùa mưa bão trên địa bàn các huyện, thành phố, các khu vực trọng điểm (các hồ nước Dầu Tiếng, Tha La, Nước Trong...), các khu vực trũng thấp ven sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn; kiểm tra công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thuỷ lợi; có kế hoạch điều tiết nước trong và sau mùa mưa lũ hợp lý, không để vượt thiết kế gây ảnh hưởng đến an toàn công trình; đôn đốc công tác thu Quỹ phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh.

Đập tràn xả lũ hồ Dầu Tiếng.

UBND, Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện, Thành phố chủ động rà soát, cập nhật bổ sung, hoàn chỉnh các phương án phòng tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn (kiểm tra, cập nhật các địa điểm xung yếu, vị trí an toàn, số hộ dân, số dân phải sơ tán, di dời khi có thiên tai xảy ra).

Đặc biệt quan tâm khu vực vùng ven sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn là những nơi thường xuyên bị ngập do ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn, từ Campuchia tràn sang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp tại các huyện Tân Châu, Hoà Thành, Gò Dầu, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng... Các địa phương, đơn vị phải thực hiện nghiêm công tác trực ban phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Các công ty Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà, Khai thác thuỷ lợi Tây Ninh và Mía đường Tây Ninh triển khai thực hiện Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-TCTL-QLCT ngày 28.12.2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi; theo dõi, cập nhật mực nước, lưu lượng về hồ, thông báo kịp thời thời gian, lưu lượng xả lũ vùng hạ du.

Hoàn chỉnh, trình phê duyệt Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa (hồ Dầu Tiếng khi có bổ sung nước từ hồ Phước Hoà, hồ Tha La, hồ Nước Trong) và các phương án bảo vệ công trình thủy lợi; phương án phòng, chống lụt, bão công trình thủy lợi; phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du hồ chứa Dầu Tiếng, Tha La, Nước Trong.

HOÀNG THI

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục