Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Khảo sát, đánh giá các giống mì kháng bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh
Thứ tư: 11:39 ngày 04/10/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Nhằm chuẩn bị cho Hội thảo đánh giá tổng kết dự án nghiên cứu “Thiết lập các giải pháp xử lý bệnh hại sắn (khoai mì) khu vực Đông Nam Á”, sáng 3.10, đoàn đại biểu dự hội thảo có buổi khảo sát thực tế tại điểm nhân giống thí điểm trên địa bàn huyện Tân Châu và Trung tâm thực nghiệm nông nghiệp Tây Ninh (xã Thái Bình, huyện Châu Thành).

Một số cây mì nhổ thử để kiểm tra bộ củ.

Tham gia đoàn có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đại diện Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), chuyên gia nông nghiệp các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, một quốc gia châu Phi và nông dân trồng mì trên địa bàn tỉnh.

Bệnh khảm lá khoai mì xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 6.2017, sau đó lây lan khắp cả nước. Tính đến cuối năm 2021, bệnh khảm lá làm sụt giảm khoảng 15% sản lượng củ mì tươi, tương đương khoảng 1,5 triệu tấn, khoảng 2.500 tỷ đồng.

Năm 2020, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) triển khai dự án “Thiết lập các giải pháp bền vững xử lý bệnh hại sắn khu vực Đông Nam Á” do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ. Dựa trên các phương diện gồm nhân giống, kiểm soát sâu bệnh hại, các giải pháp nông học, các biện pháp xử lý giống và sự tham gia của các tổ chức chính phủ cùng các doanh nghiệp nông nghiệp; các cuộc khảo nghiệm thực địa tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện tại Tây Ninh và đã đạt được những kết quả khả quan.

Tiến hành cân đo chất lượng tinh bộ tại buổi khảo sát.

Theo Trung tâm nhiệt đới quốc tế CIAT, trong hai năm gần đây, công tác nghiên cứu, chọn các bộ giống mì mới, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Từ 175 dòng vô tính thuộc loài cây mọc thẳng và có tính kháng khảm đã được chọn lọc và bố trí trồng các thử nghiệm kiểu hàng đơn ở Tây Ninh và Đồng Nai vào tháng 3.2021.

Tổng cộng, 23 dòng vô tính có năng suất tinh bột cao đã được chọn cho các thử nghiệm, đánh giá năng suất sơ bộ vào cuối năm 2022. CIAT đã phát triển 7 dòng vô tính tốt nhất để đánh giá năng suất và độ ổn định tinh bột niên vụ 2023-2024. Đến nay, có 6 giống mì kháng bệnh khảm lá (HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành tại vùng Đông Nam Bộ.

Hiện ngành Nông nghiệp tỉnh đang thực hiện trình diễn sản xuất các giống mì kháng bệnh khảm, diện tích 6 ha, tại 3 huyện: Châu Thành, Tân Châu và Dương Minh Châu; đồng thời khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân tham gia cùng sản xuất, khả năng cung cấp giống đáp ứng khoảng 2.000 ha sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Minh Dương

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục