Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi an ninh mạng gây tổn hại lợi ích song phương
Thứ năm: 08:55 ngày 14/02/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trung Quốc, ngày 12-2, đã hối thúc các nước liên quan ngừng công kích về vấn đề an ninh mạng. Theo đó, “chấm dứt các hành động và những tuyên bố gây tổn hại các lợi ích cũng như các mối quan hệ song phương” của nước này.

Yêu cầu của Bắc Kinh được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những thông tin nhiều nước cáo buộc các tin tặc làm việc cho bộ phận an ninh quốc gia Trung Quốc và nhân viên của Tập đoàn viễn thông Huawei bị cáo buộc làm gián điệp… 

Na Uy cân nhắc loại Huawei ra khỏi hệ thống phát triển mạng thế hệ thứ 5 (5G).

 “Không thể bôi nhọ bằng phỏng đoán vô căn cứ”

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ngày 12-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nêu rõ: “Không gian mạng là không gian ảo, khó theo dõi và tạo nên một cộng đồng đa dạng, do đó cần phải điều tra và có đủ bằng chứng để xác định rõ bản chất của sự kiện an ninh mạng, không thể bôi nhọ nước khác bằng những phỏng đoán vô căn cứ”.

Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định, Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ an ninh mạng và kiên quyết phản đối cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công mạng dưới mọi hình thức. Theo người phát ngôn này, Trung Quốc ủng hộ cộng đồng quốc tế chung tay xử lý các mối đe dọa an ninh mạng thông qua đối thoại và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã bác bỏ một báo cáo của Mỹ đánh giá các hoạt động trong không gian của Trung Quốc, đồng thời tái khẳng định phản đối vũ trang hóa không gian. Trả lời câu hỏi về một báo cáo do , công bố hôm 11-2, với tiêu đề “Những thách thức đối với an ninh trong không gian”, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, báo cáo của DIA là bừa bãi và vô căn cứ. Bà nhấn mạnh, không gian vũ trụ là tài sản quốc tế, chứ không phải là tài sản riêng của bất cứ quốc gia cụ thể nào, nhất là Mỹ. Theo bà Oánh, nếu phía Mỹ thực sự chú tâm vào an ninh không gian vũ trụ thì nên phối hợp với Trung Quốc trong việc tham gia kiểm soát vũ trang trong không gian vũ trụ và có đóng góp cho việc đảm bảo an ninh tại đó, chứ không phải là cách khác. 

Trước đó, báo cáo của DIA cảnh báo rằng cả Trung Quốc và Nga đều đang phát triển các năng lực để đe dọa vị thế của Mỹ, trong đó có các vũ khí laser có thể tấn công và phá hủy các vệ tinh của Mỹ.

Huawei là tâm điểm 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh xuất hiện những thông tin cáo buộc các tin tặc làm việc cho bộ phận an ninh quốc gia Trung Quốc xâm nhập trái phép mạng lưới của một công ty phần mềm của Na Uy. Tháng trước, cơ quan an ninh của Ba Lan đã bắt giữ một công dân Trung Quốc là nhân viên của Huawei với cáo buộc làm gián điệp.

Trong bối cảnh nhiều nước phương Tây gia tăng áp lực nhằm vào Huawei do lo ngại các nguy cơ về an ninh, kênh truyền hình TRT World ngày 12-2 đưa tin, tập đoàn này tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa trọng tài quốc tế kiện CH Czech nếu cơ quan an ninh mạng nước này không rút lại cảnh báo đối với các sản phẩm của hãng trước ngày 14-2. Huawei đã phủ nhận cáo buộc Cơ quan An ninh thông tin và mạng quốc gia (NÚKIB) của CH Czech đưa ra vào tháng 12 năm ngoái, rằng tập đoàn này có thể được sử dụng như một công cụ của Trung Quốc để thực hiện hành động gián điệp. Huawei cho rằng lời cảnh báo của NÚKIB đã khiến hãng chịu tổn thất và gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Cảnh báo về hành động pháp lý của Huawei là một trong những diễn biến leo thang mới nhất liên quan việc kiểm soát sự phát triển mạng thông tin thế hệ thứ năm (5G) ở Liên minh châu Âu (EU). Nó cũng xuất hiện sau chiến dịch kéo dài một năm của Mỹ nhằm hạn chế sử dụng công nghệ của Trung Quốc trong và ngoài nước. Hiện Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến thăm một số nước như Hungary, Slovakia, Ba Lan… nhằm thúc giục hạn chế sự phát triển của Huawei trong khu vực.

Nguồn SGGPO

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục