Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Cảng cạn ICD và Trung tâm Logistics:
Khởi đầu cho sự đột phá về xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh
Thứ sáu: 08:56 ngày 09/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Logistics hiện là ngành dịch vụ phát triển nhất tại Việt Nam, là một trong những ngành được gọi là dịch vụ hậu cần. Logistics là quá trình chuẩn bị hàng hóa gồm: đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản, vận chuyển và làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Logistics đóng vai trò "trung gian"để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến người dùng.

Bóc dỡ hàng hóa tại cảng Bến Kéo.

Trong khi đó ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắt là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

Cả hai loại hình trên hiện được xem là một những “đòn bẫy” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và mang nhiều lợi ích lại cho các địa phương có cảng ICD và trung tâm Logistic hoạt động. Do đó trước thông tin tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư cảng cạn ICD Mộc Bài và Cảng ICD – Trung tâm Logistic tại Trảng Bàng đang được dư luận trong tỉnh rất quan tâm.

Mặc dù Tây Ninh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp hoạt động nhưng thời gian qua chưa có cảng ICD và Trung tâm Logistics vì thế việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh thời gian đều phải thông qua các cảng ICD và trung tâm Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Điều này phát sinh thời gian và nhiều chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp. Bởi trong thực tế, giao thông đường thủy mang lại nhiều lợi ích hơn so với vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông đường bộ vốn tìm ẩn nhiều bất trắc rủi ro do hệ thống hạ tầng đường bộ hiện tại có nhiều nơi đưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

Mặc dù Tây Ninh  Tây Ninh có 2 sông lớn kết nối trực tiếp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, rất thuận lợi để phát triển vận tải bằng đường thuỷ nội địa. Thế nhưng thời gian qua, hoạt động vận tải đường thủy nội địa của tỉnh vẫn chưa phát triển so với tiềm năng sẵn có.

Tính đến thời điểm hiện tại cả 2 tuyến sông với nhiều tiềm năng trên chưa có bất cứ một cảng ICD và Trung tâm Logistis hoạt động. Tuyến sông Sài Gòn – Bến Kéo có một số cảng đang hoạt động nhưng chưa có hoạt động theo ICD, còn sông Sài Gòn nằm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cảng nào hoạt động từ trước đến nay.

Dù có hệ thống kho chứa nhưng cảng Bến Kéo cũng chỉ là cảng nội địa chủ yếu bóc dỡ các loại hàng hóa thông thường không có chức năng ICD, Logistisc

Thực tế cho thấy  tuyến sông Vàm Cỏ Đông là tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn - Bến Kéo (từ ngã ba Kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo dài 143km), đạt tiêu chuẩn luồng cấp III, hiện do Trung ương quản lý; tuyến kết nối trực tiếp Tây Ninh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đoạn qua địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 4 cảng đang khai thác, bao gồm: Cảng Bến Kéo, cảng Thanh Phước (cảng container), cảng xăng dầu LPG, cảng Xi măng Fico; từ các cảng này phương tiện thuỷ đi đến cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái, cảng Cái Mép - Thị Vãi...  rất thuận lợi.

Đoạn sông còn lại địa phương quản lý từ cảng Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu (giáp Campuchia), tỉnh đã đầu tư đạt tiêu chuẩn luồng đường thuỷ cấp III-IV, thuận lợi vận chuyển hàng hoá từ Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát, Chàng Riệc, Tân Nam, Phước Tân và khu vực phía Tây - Bắc của tỉnh.

Tuy nhiên, trên tuyến đường thủy nội địa này chỉ có 4 cảng được xem là có hoạt động đường thủy mạnh gồm cảng Bến Kéo, cảng Xăng Dầu, cảng Xi măng Fico và cảng Thanh Phước. Theo quy hoạch chỉ có cảng Thanh Phước cho chức năng ICD, các cảng còn lại chủ yếu là phục vụ vận tải nội bộ.

Riêng Cảng Bến Kéo có hoạt động xuất, nhập hàng hóa, có nhà kho nhưng  thực tế không có cầu cảng phục vụ bốc dỡ Container và chức năng ICD. Hoạt động của cảng Bến Kéo chủ yếu là bốc dỡ, lưu kho các hàng hóa nông sản từ các tàu vận tải hàng hóa có trọng tải nhỏ. Theo đại diện cảng Bến Kéo, tổng khối lượng hàng hóa xuất, nhập qua hệ thống cảng này năm 2020 đạt khoảng 219 ngàn tấn, đạt khoảng 20% công suất quy hoạch (1 triệu tấn/năm).

Riêng cảng Thanh Phước theo công suất quy hoạch ban đầu: giai đoạn 2020 -2025 với quy mô là 5-15ha, năng lực thông quan hàng hóa là 71.250 – 213.750TUE ( TUE là một đơn vị đo sức chứa hàng hóa không chính xác, thường được sử dụng để mô tả khả năng chứa của một tàu container hoặc bến container.

Đơn vị này được dựa trên thể tích của một container tiêu chuẩn dài 20 feet, một loại thùng chứa hàng có thể dễ dàng được chuyển qua lại giữa các phương tiện vận chuyển khác nhau như tàu thủy, tàu hỏa và xe tải; giai đoạn 2020 -2025 quy mô diện tích là 15-20ha, năng lực thông quan 282.150 – 376.200TUE.

Theo báo cáo của chủ đầu tư hiện dự án Cảng Thanh Phước đã đầu tư các hạng mục công trình như đường trục chính và đường nội bộ với tổng diện tích 13.924,3m2, cầu cảng, bãi xe Container, nhà điều hành…với tổng số vốn đã đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dù Cảng Thanh Phước có chức năng ICD và Logistics nhưng hiện tại hoạt động của cảng chủ yếu là bốc xếp hàng hóa, cát, đá, xi măng, than đá….phục vụ cho khu công nghiệp Phước Đông, chưa có bất cứ hoạt động nào về ICD hay Logistics tại cảng này theo chức năng được quy hoạch. Theo kế hoạch và cam kết của chủ đầu tư thì trong năm 2021 triển khai đầu tư kho ngoại quan và các hạng mục công trình theo quy hoạch, trong đó có chức năng ICD.

Cảng Thanh Phước dù được quy hoạch chức năng ICD nhưng theo cam kết của nhà đầu tư năm 2021 mới bắt đầu triển khai xây dựng hoạt động ICD.

Qua điều tra và thống kê, sản lượng vận tải hàng hoá của tỉnh Tây Ninh năm 2020 đạt khoảng 46 triệu tấn, trong đó: vận tải bằng đường bộ chiếm 91,74% (khoảng 42,2 triệu tấn/năm), với cự ly vận chuyển trung bình khoảng 150km; khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa chiếm tỷ trọng rất thấp, thống kế năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu tấn (chiếm khoảng 8,26%), trong đó khối lượng hàng hoá thông qua của 4 cảng (Bến Kéo, Thanh Phước, Xăng Dầu, Xi Măng Fico) khoảng trên 1 triệu tấn, đạt khoảng 25% công suất của các cảng.

Điều đó cho thấy tiềm năng về hoạt động vận tải đường thủy nội địa của tỉnh chưa phát huy hết tìm năng và lợi thế. Chính vì thế việc tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư đầu tư Cảng cạn Mộc Bài, huyện Bến Cầu và Cảng cạn Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng cho 2 nhà đầu tư có tiềm năng, thực lực mạnh để nhanh chóng triển khai dự án được xem là đòn bẫy để khơi dậy tiềm năng phát triển giao thông đường thủy, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư của tỉnh trong tương lai. Đây là một tín hiệu tích cực trong hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh nhà trong thời gian qua.

Qua tìm hiểu được biết, đối với cảng cạn Mộc Bài có vị trí nằm trong khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được Ban quản lý Khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu lần đầu ngày 30.8.2016 và thay đổi lần 1 vào ngày 15.5.2018 cho nhà đầu tư là Công ty TNHH Tân Cảng – Tây Ninh. Theo dự kiến nhà đầu tư sẽ triển khai các trình tự thủ tục quy định và đưa vào khai thác sử dụng năm 2021.

Đối với cảng cạn Hưng Thuận nằm trong khu đa chức năng Trung tâm Logistisc, cảng cạn ICD và cảng tổng hợp Tây Ninh, diện tích chung trong khu phức hợp là 259,22ha. Cảng có công suất giai đoạn năm 2020 -2025 là 40.000TEU; giai đoạn 2030 là 76.000TEU…. Theo dự kiến cảng sẽ được đầu tư và đưa vào khai thác sử bụng trong giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra để phát triển hoạt động của các cảng ICD và trung tâm Logistisc của tỉnh. Ngày 5.8.2020, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị quy hoạch lại công suất cảng cạn Hưng Thuận với công suất giai đoạn 2020 -2025 thông quan hàng hóa khoảng 50.000 đến 140.000TEU/năm. Giai đoạn 2030 – sau 2030 khoảng 200.000 đến 480.000TEU/ năm.

Việc đầu tư 2 cảng cạn và Trung tâm Logistisc của tỉnh dự báo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian tới, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Báo Tây Ninh sẽ tìm hiểu và tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.

Thế Nhân

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục