Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bảo hộ thương hiệu:
Không để doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu lẻ loi
Thứ sáu: 08:56 ngày 09/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Về vấn đề bảo hộ thương hiệu đã đến lúc các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều sản phẩm cạnh tranh. Vụ việc xâm phạm nhãn hiệu của bánh tráng Tân Nhiên vừa qua cho thấy, thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi sản phẩm bị làm nhái nhãn hiệu là rất lớn.

Phóng viên đi tìm hiểu thực tế bánh tráng Tân Nhiên giả nhãn hiệu được bán tại một điểm kinh doanh tại một điểm bán trên đường 784, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu.

Trong đó, giá trị chất lượng của sản phẩm của một giá trị lớn lao khó có thể định giá cho nên khi sản phẩm bị làm nhái, làm giả nhãn hiệu thì sự thiệt hại không thể chỉ xảy ra trong một thời gian nào đó. Hệ lụy của nó là doanh nghiệp phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệt để bảo vệ quyền lợi cho mình, bản thân doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, thời gian để giải thích cho khách hàng về những thắc mắc liên quan đến giá cả, chất lượng…

Trao đối với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Tân–Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ cho rằng,  trước hết chúng ta cần phân biệt “thương hiệu” và “nhãn hiệu” và giá trị pháp lý của chúng như thế nào.

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Do đó ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì mọi người thường sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.

Tuy nhiên, thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp. Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Việc đăng ký đối với nhãn hiệu là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp nhằm bảo hộ đối với nhãn hiệu đó và nhãn hiệu chỉ được xác lập khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo đó, quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam có thể phát sinh thời gian bảo hộ nhãn hiệu trên 3 cơ sở đó là: Quyết định cấp văn bằng bảo hộ; Quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt nam và trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng.

Do đó, nếu các doanh nghiệp Hội viên có nhu cầu về việc đăng ký hoặc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ, Hội Doanh nhân trẻ Tây Ninh sẽ hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn cũng như sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp hội viên bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình, không để doanh nghiệp lẻ loi trong quá trình bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Ngoài ra, sau khi Báo Tây Ninh phát hành bài báo đầu tiên về  nhãn hiệu bánh tráng Tân Nhiên bị làm giả, làm nhái. Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh có văn bản chỉ đạo đội Quản lý thị trường số 3 về kiểm tra, xử lý nội dung Báo phản ánh. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã ra quyết định thành lập đội kiểm tra hàng hoá giả mạo nhãn hiệu “Tân Nhiên”.

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường yêu cầu Đội quản lý thị trường số 3 thực hiện các nội dung kiểm tra: Thẩm tra, xác minh thông tin, xác định hành vi và kịp thời xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định; phối hợp với Công ty TNHH Tân Nhiên làm rõ các “yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu” và việc “thực hiện quyền tự bảo vệ” theo quy định tại Điều 11, Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ – CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và báo cáo kết quả thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý về Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh.

Thế Nhân-Ngọc Bích

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục