Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm
Thứ tư: 00:37 ngày 08/12/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thời gian qua, ở tỉnh ta đã xảy ra nhiều trường hợp sai phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều cử tri không an tâm và đề nghị ngành chức năng xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, bảo đảm an toàn sức khoẻ người tiêu dùng.

Đông đảo công nhân mua thức ăn đường phố (ảnh chụp tại cổng Khu công nghiệp Chà Là, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu ngày 10.12.2019)

Đơn cử như những tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng của Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 322 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện và lập biên bản xử phạt 23 cơ sở vi phạm với số tiền phạt 36 triệu đồng, tịch thu 2,45kg bánh bao xíu mại thịt heo, 2,5kg xúc xích, 1,75kg phô mai que. Qua đó, đã tiêu huỷ tại chỗ 850g chất tẩy trắng, 2kg bánh tráng, 1,5kg hạt điều, 6 chai nước ngọt, 10 bịch bánh ngọt. Lực lượng chức năng lấy 70 mẫu thực phẩm, các loại mứt, giá thể, mẫu bông vải làm nấm để kiểm tra.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành triển khai công tác an toàn thực phẩm. Qua đó phát hiện các cơ sở có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, giám sát, hướng dẫn cơ sở khắc phục vi phạm, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Kết quả, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành Công Thương quản lý, Sở Công Thương đã phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong 10 tháng năm 2021, Sở Công Thương thường xuyên cập nhật các quy định mới của pháp luật về an toàn thực phẩm và đăng tải nội dung lên website của Sở để thông tin đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân được biết. Sở chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm định kỳ tại các huyện Châu Thành, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và thị xã Hoà Thành.

Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Kết quả, qua kiểm tra 33 cơ sở, có 7 cơ sở vi phạm, bị xử phạt hành chính 37 triệu đồng, hiện còn 1 cơ sở đang xử lý.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 335 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thuộc ngành NN&PTNT quản lý.

Ngành luôn quan tâm chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

Hằng năm, Sở NN&PTNT đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về điều kiện, chất lượng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, Sở NN&PTNT thực hiện 5 cuộc thanh, kiểm tra tại 50 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; lấy 63 mẫu thực phẩm các loại kiểm tra chất lượng.

Kết quả có 17/50 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm (4/63 mẫu vi phạm chất lượng). Kết quả, xử phạt vi phạm hành chính 15 trường hợp với tổng số tiền 112,4 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời, chuyển 5 trường hợp vi phạm khác đến Sở Y tế xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, hộ sản xuất rau, quả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Qua giám sát tại 100 hộ, lấy 35 mẫu trái cây, rau, quả để phân tích định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hàm lượng nitrat trên rau ăn lá.

Kết quả, 80% hộ sản xuất áp dụng đúng theo nguyên tắc “4 đúng”, còn 20% số hộ chưa tuân thủ đầy đủ theo nguyên tắc “4 đúng”, còn phun thuốc bệnh định kỳ ở một số thời điểm hoặc kết hợp cùng nhiều loại thuốc khi phun; có 90% hộ thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để đúng nơi quy định; phát hiện 6 mẫu có dư lượng thuốc BVTV nhưng còn ở mức an toàn, chiếm 17%; 2 mẫu cải ngọt, cải bẹ xanh tại huyện Châu Thành còn tồn dư hàm lượng nitrat; đã nhắc nhở các hộ sản xuất phải sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng và tuân thủ thời gian cách ly.

Sở NN&PTNT tổ chức lấy 3 mẫu cá tra thực hiện giám sát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi. Kết qủa 3/3 mẫu không phát hiện dư lượng. Ngoài ra, Sở NN&PTNT thường xuyên tổ chức tập huấn tuyên truyền về an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành Nông nghiệp quản lý, nhằm giúp đỡ các cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thuộc ngành Y tế quản lý, hiện nay, trên toàn địa bàn tỉnh có 5.920 cơ sở, trong đó, 220 cơ sở sản xuất 2.222 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 442 bếp ăn tập thể và 3.036 cơ sở thức ăn đường phố thuộc ngành Y tế quản lý.

Về truyền thông, hằng năm, Sở Y tế đều ban hành kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai truyền thông, giáo dục phổ biến kiến thức, quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho học sinh, người dân, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, người quản lý.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành Y tế đã tổ chức 50 buổi nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm tại các trạm y tế với 488 người tham dự; đã in ấn và treo 220 băng-rôn về an toàn thực phẩm tại các địa điểm đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngoài ra, ngành Y tế còn phối hợp với trạm truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn thực hiện 3.377 lượt phát thanh.

Về công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong an toàn thực phẩm, hằng năm, Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

Trong đó đơn vị trực thuộc là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh được giao nhiệm vụ chuyên về quản lý Nhà nước lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, đều có ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch giám sát, kiểm tra, hậu kiểm theo sự chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, như kiểm tra hàng hoá nhân dịp tết Trung thu, tết nguyên đán, mùa lễ hội xuân, tháng hành động vì an toàn thực phẩm…

Thời điểm cuối năm, thị trường hàng hoá, thức ăn, nước uống, bánh mứt đang được các tiểu thương chuẩn bị với số lượng lớn, để chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm tết dương lịch, âm lịch. Đây cũng là lúc vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cần được đặc biệt quan tâm.

Đại Dương

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục