Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm chụp phóng sự ảnh
Thứ năm: 10:13 ngày 19/05/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Phóng sự ảnh là thể loại "khó nhằn" nhất trong các thể loại ảnh chụp. Nó đòi hỏi ngoài tay nghề về ảnh còn yêu cầu người chụp phải có 1 tư duy mạch lạc về phóng sự, về bút ký hay kể chuyện vì mục đích cuối cùng là mang đến cho người xem một câu chuyện có ý nghĩa bằng ảnh.

Nhìn chung phóng sự ảnh là thể loại "khó nhằn" nhất trong các thể loại ảnh chụp. Nó đòi hỏi ngoài tay nghề về ảnh còn yêu cầu người chụp phải có 1 tư duy mạch lạc về phóng sự, về bút ký hay kể chuyện vì mục đích cuối cùng là mang đến cho người xem một câu chuyện có ý nghĩa bằng ảnh.

Phương pháp luận- làm photo-essay cũng giống như viết phóng sự/ký sự. Nghĩa là cũng phải có phần đặt vấn đề, phát triển vấn đề và kết luận. Kinh nghiệm đúc kết rằng những phóng sự ảnh tốt ra đời khi ngươì chụp đã có sẵn một "kịch bản" trong đầu, nghĩa là anh ta/cô ta đã biết khá rõ mình cần phải chụp những cái gì trong đầu và khi cầm máy đến hiện trường, công việc của anh ta/cô ta là chụp những khuôn hình theo cái kịch bản dàn sẵn ấy. Phần việc ở hiện trường chỉ nặng khi cần có cảm xúc và nhanh nhạy cũng như kỹ thuật để thể hiện những điều trong kịch bản bằng hình ảnh.

Vậy thì khi đã có đề tài, tìm hiểu kỹ thông tin về đề tài mình chụp, lời khuyên cho các bạn mới làm quen với thể loại này, đó là hãy viết cái đề tài ấy ra theo dạng phóng sự viết, tất nhiên không cần trau chuốt câu chữ bằng những áng văn hùng tráng kể cả khi bạn có khả năng ấy. Viết trọn vẹn bài ấy ra rồi xem xét lại xem trong bài ấy có những ý chính nào, có những "nút thắt" nào ta đã định ra rồi từ đó lên kịch bản cho việc chụp. Cứ bám sát theo nó, ví dụ trong bài phóng sự của bạn có khoảng 10 ý chính để kể trọn vẹn câu chuyện thì khi đi chụp bạn chỉ cần chụp đúng 10 cái ý ấy thôi. Tất nhiên ở mỗi ý bạn phải chụp nhiều góc độ sao cho ý ấy được nổi lên rõ ràng.

Đó là cách làm phóng sự ảnh thực thụ. Nó giúp cho bạn gần như có ngay sản phẩm cuối cùng khi đóng máy, chụp xong vì về nhà bạn chỉ việc lọc ra 10 cái ảnh tốt nhất của 10 phân cảnh bạn đã định.
Sai lầm và thiếu sót của đa số chúng ta là đi chụp phóng sự ảnh mà không hình dung ra trước kịch bản, đến nơi và cứ thế chụp rồi về biên tập, chọn ra 1 bộ ảnh. Đôi khi nó vẫn hiệu quả nhất định khi bạn là ngươì có đầo óc biên tập ảnh tốt nhưng dù sao cũng không thể hay, không thể đồng nhất và xuyên suốt câu chuyện bằng khi bạn đã "chụp ảnh trước trong đầu".

Thực tiễn - Các khuôn hình cần chụp

Khi đã có ý tưởng, có kịch bản thì tất nhiên bạn sẽ chụp những "phân cảnh" cần thiết. Chỉ xin lưu ý một số điểm sau:

* Bạn cần chụp 1 cảnh toàn để mô tả về không gian, về sự việc...

* Nên có 1,2 tấm chân dung của nhân vật trong essay, nếu essay của bạn nói về nhiều nhân vật hay nhóm nhân vật thì cũng nên "bóc" lấy 1 người điển hình ra chụp.

* Bạn cần chụp chi tiết, không phải là macro nhưng một số chi tiết, nếu được chắt lọc đắt giá sẽ giúp bạn ăn điểm.

* Một số trung cảnh về hành động, hoạt động.

* Trong essay của bạn nên có 1 ảnh mở: nó mô tả, khái quát chung về đề tài, nội dung bạn muốn nói nhưng không phải nói hết, he hé thôi - thế nên nó mới gọi là ảnh mở.

* Trong essay rất cần những ảnh để nhấn mạnh, những ảnh "đinh" tạo cảm xúc mạnh mẽ, rõ rệt cho ngươì xem. Nhấn như thế nào thì trong dàn bài, kịch bản bạn đã phải nghĩ ra rồi.

Làm một photo - essay cũng giống như viết phóng sự, đôi khi bạn cần những "khoảng nghỉ ngơi" cho ngươì đọc, người xem, đừng dồn họ quá. Tưởng tượng 1 phóng sự ảnh toàn những cảnh rất mạnh, ấn tượng cũng không phải là tốt, nó làm ngươì xem mệt mà chưa chắc đã "thấm". Bạn phải cấu trúc sao cho có nhịp điệu, có điểm nhấn. Thậm chí trong essay có những ảnh rất bình thường (nếu đứng một mình) nhưng có khi lại cần thiết hơn vì nó giúp người xem được nghỉ, sau đó lại được "đẩy" lên cao trào chẳng hạn. Ảnh kết chính là kết luận của bạn về đề tài, nó có thể kết "đóng" hoặc "kết mở" tùy bạn. Vì là phóng sự, ký sự nên cho phép bạn được đưa ý kiến chủ quan của mình vào.

Sa-bô và chú thích ảnh - phần quan trọng không thể thiếu

Bạn cần viết 1 đoạn sa-bô ngắn để nói về phóng sự ảnh của mình, đừng ngắn quá nhưng cũng đừng dài quá. Hơn 700 chữ thì sẽ không ai đọc đoạn ấy của bạn đâu. Chủ yếu là mô tả đề tài, không gian, số liệu.. những thứ mà ảnh của bạn không thể chụp được.

Chú thích ảnh: có những essay bạn không cần chú thích nếu bạn đã viết đủ ở sa bô mà ảnh của bạn đủ nói hết thông tin nhưng thông thường thì bạn nên chú thích từng ảnh cẩn thận.

* Tránh việc chú thích ảnh dùng tính từ như : lặng lẽ, suy tư, buồn rầu... bạn không được phép áp đặt những trạng thái theo đánh giá của bạn vào, caí đó để tự người xem thấy.

* Nên chú thích đầy đủ thông tin về tên tuổi nhân vật, hoàn cảnh đang diễn ra khi bạn chụp, sự kiện hay điều gì đó xảy ra liên quan đến bức ảnh mà bạn không thể chụp hết, đưa hết vào ảnh được. Đó là nguyên tắc caption chung còn trong essay thì caption nên thống nhất cách hành văn và cứ bám theo kịch bản.

L.K (st)

 

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh