Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kỳ 1: Thị trường nội địa: ‘Chìa khóa" phục hồi du lịch Việt Nam
Chủ nhật: 09:06 ngày 04/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Để khôi phục, phát triển lại ngành du lịch thì kích cầu du lịch nội địa được xem là giải pháp tiên phong, mang tính chất bền vững, nhất là khi trước kia chúng ta chỉ luôn xem du lịch nội địa như một hoạt động tự phát, không được điều tiết và chưa khai thác được hết thế mạnh, tiềm năng.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Khi khủng hoảng thì chúng ta mới hiểu du lịch nội địa là cứu cánh. Ảnh VGP

Tìm lại vị trí tương xứng cho du lịch nội địa

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với du lịch Việt Nam hết sức nặng nề. Đến nay khoảng 1/3 doanh nghiệp lữ hành đã giải tán, ngừng kinh doanh và xin trả lại giấy phép. Số lượng các khách sạn hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay với công suất phòng từ 10- 20%...

“Hiện nay nhân sự trong các doanh nghiệp du lịch bị “hao hụt” rất nhiều, chúng tôi đang cố gắng vận động các doanh nghiệp để gìn giữ được nhân sự nòng cốt để có thể khôi phục được trong thời gian tới”, Ông Vũ Thế Bình chia sẻ.

Trong bối cảnh đại dịch, du lịch nội địa đã xác định được rõ vị trí vô cùng quan trọng. Minh chứng rõ nhất là mỗi khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt thì du lịch nội địa lại khởi sắc lên, và giúp các DN du lịch cầm cự, chống chọi với khó khăn.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế, thị trường du lịch nội địa chưa các DN du lịch, đặc biệt là DN lớn, chú trọng. Do vậy, từ xây dựng sản phẩm, nghiên cứu thói quen, sở thích của du khách trong nước hầu như chưa được quan tâm.

“Từ trước đến nay, du lịch nội địa được coi như hoạt động tự phát và không được điều tiết. Chính vì vậy đến bây giờ, khi khủng hoảng thì chúng ta mới hiểu đây là cứu cánh”, ông Vũ Thế Bình nhận xét.

Và thời điểm khó khăn hiện nay chính là cơ hội để xóa dần sự ngăn cách giữa du lịch nội địa và quốc tế, đẩy mạnh việc tiếp cận của người Việt đến những dịch vụ đẳng cấp quốc tế, sang trọng.

Đây là lúc chúng ta cần xác định rõ vai trò, vị trí của du lịch nội địa; tham khảo kinh nghiệm các nước; định hướng khai thác những tài nguyên thiên nhiên và văn hóa Việt Nam để phục vụ cho người Việt Nam.

Du lịch nội địa là cơ hội để mô hình du lịch cộng đồng phục hồi. Ảnh VGP

“Không chỉ có Việt Nam mà ngành du lịch toàn thế giới cần rút ra “bài học COVID-19”. Cuộc khủng khoảng COVID-19 khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách thấu đáo về sự cân bằng giữa phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Thời gian tới, chúng ta cần một nền du lịch nội địa phát triển mạnh mẽ để có thể sống sót trong các cuộc khủng hoảng. Sự thành công trong việc phục hồi du lịch của Trung Quốc là một minh chứng cho tầm quan trọng của du lịch nội địa. Sau dịch, các khách sạn của họ gần như là phục hồi ngay lập tức, từ tháng 3 đến tháng 6-7 đã phục hồi 75% .

Nguyên nhân là do ngành du lịch Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào thị trường trong nước. Chúng ta cần cân bằng mức đầu tư giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế; coi nội địa là thị trường chiến lược và lâu dài”, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch cho biết.

Mặc dù phân khúc nội địa được coi là cứu cánh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn này, tuy nhiên vẫn có rất nhiều phản ánh về việc du khách Việt tại các điểm đến cũng bị ‘chặt chém’ không khác gì khách quốc tế. Để giải quyết tình trạng này, theo ông Trần Trọng Kiên, giải pháp căn cơ nhất là chuyển đổi số và số hóa toàn bộ các trải nghiệm của khách hàng.

“Chúng ta đều thấy, khách hàng bây giờ rất công bằng. Điểm đến nào làm tốt việc phục vụ khách hàng, giá cả phải chăng, phục vụ thân thiện thì khách hàng luôn quay lại. Ở những nơi khách hàng đánh giá cao vì đã có trải nghiệm tốt, thì họ luôn tìm cơ hội để cảm ơn hoặc đánh giá. Khách hàng đánh giá càng nhiều, càng nhanh, càng chính xác thì càng giúp cho nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn, cố gắng hơn.

Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một nền tảng đánh giá trải nghiệm của riêng Việt Nam để nhận những đánh giá của khách hàng nội địa cho các điểm đến của đất nước”, ông Trần Trọng Kiên nói.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch: Bản chất của ngành du lịch là phụ thuộc nhiều vào vấn đề an toàn, an ninh

Phụ thuộc lớn vào an ninh, an toàn

Nhưng để du lịch nội địa không chỉ là “cứu cánh” tạm thời, lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết có rất nhiều việc phải bàn để du lịch nội địa phát triển một cách bền vững ngay cả khi dịch kết thúc. Làm thế nào để người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về giá trị của ngành du lịch và những chuyến đi du lịch.

Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng việc thúc đẩy du lịch đó để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi đời sống của những người dân ở vùng sâu, vùng xa… tuy khó khăn nhưng lại có tài nguyên du lịch dồi dào.

Theo ông Trần Trọng Kiên, dịch COVID-19 khiến ngành du lịch lao đao nhưng cũng là cơ hội để ngành nhìn lại chính mình, trong đó có việc cân đối giữa các loại hình du lịch.

Bên cạnh đó, những đợt dịch vừa qua khiến chúng ta nhìn rõ hơn bản chất của ngành du lịch là phụ thuộc nhiều vào vấn đề an toàn, an ninh. Đảm bảo an toàn, an ninh ở bất kỳ khu vực nào là việc cực kỳ quan trọng, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư tốt hơn nữa vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn giao thông và an ninh cho hành khách.

Đồng thời, chúng ta cũng nhìn thấy rõ, vấn đề môi trường là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phát triển của du lịch Việt Nam. Hiện tại, năng lực cạnh tranh của chúng ta tăng trưởng rất tốt trong 10 năm qua, tuy nhiên có những khu vực điểm số rất thấp, trong đó môi trường là vấn đề chúng ta phải thực sự cân nhắc: Làm thế nào để chúng ta có được một môi trường xanh hơn, bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã tốt hơn và bảo đảo rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều có thể hỗ trợ của các cộng đồng địa phương phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa?

Thời gian vừa qua, các địa phương, doanh nghiệp du lịch đã làm rất tốt các hoạt động kích cầu, quảng bá, làm mới sản phẩm du lịch. Ông Trần Trọng Kiên đề xuất, Chính phủ nên có những chính sách tài khóa dài hạn để hỗ trợ trong mức có thể hoặc chia sẻ những khó khăn, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp để giúp họ tồn tại, vực dậy sau khó khăn.

“Mặc dù việc xuất hiện các ca nhiễm mới do nhập cảnh trái phép và cảnh báo của Bộ Y tế về nguy cơ đợt dịch thứ 4 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, thể hiện rõ ở số lượng đặt tour, phòng trên những nền tảng giao dịch như ivivu.com giảm từ 20% đến 25%.

Tuy nhiên, thống kê gần nhất cho thấy, các tín hiệu khả quan trong việc khống chế dịch đã khiến lượng đặt tour, đặt phòng tăng trở lại. Tất cả người làm trong ngành du lịch hy vọng rằng, nếu không bùng phát dịch, ngành sẽ đón một mùa hè thành công với mức tăng trưởng có thể đạt được ngưỡng từ 120% đến 130% so với cùng kỳ năm 2019”, ông Kiên kỳ vọng.

Nguồn chinhphu

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục