Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
Kỳ cuối: Chỗ dựa cho nhân dân
Thứ bảy: 01:13 ngày 23/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung, đời sống xã hội nói riêng và những biến cố, khiến nguy cơ tái nghèo hiện hữu ở nhiều nơi, đặt ra thách thức mới.

Với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đời sống của người dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung, đời sống xã hội nói riêng và những biến cố, khiến nguy cơ tái nghèo hiện hữu ở nhiều nơi, đặt ra thách thức mới.

Anh Nguyễn Minh Sến (ngụ ấp Thạnh Quới, xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu) tạm dừng thu mua ve chai do dịch bệnh bùng phát.

Lo lắng nguy cơ tái nghèo

Theo UBND xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, trong những năm qua, hoạt động cho vay vốn đối với các hộ nghèo, hộ chính sách của xã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi, người nghèo tại địa phương mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Trong 9 tháng năm 2021, xã hỗ trợ 2.700.000 đồng tiền điện cho hộ cận nghèo; vận động các mạnh thường quân được 13 tấn gạo, 900 thùng mì, 7.500 quả trứng, 3,8 tấn rau củ quả và một số nhu yếu phẩm khác cho các hộ khó khăn.

Lãnh đạo UBND xã Thạnh Đông cho biết, do ảnh hưởng chung của tình hình dịch bệnh, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch nông sản và tiêu thụ, dẫn đến thu nhập thấp, hoặc “mất trắng” vì không bán được nông sản. Hiện nay, toàn xã có 15 hộ cận nghèo với 35 nhân khẩu; 40 hộ với 116 nhân khẩu có mức sống trung bình.

Ông Trn Văn Đường (49 tui, ngụ ấp Thnh Qui, xã Thnh Đông) cho biết, vchng ông sng bng nghề đi nhmì thuê. My tháng nay, dch bnh bùng phát, phi nghlàm, gia đình ông không có thu nhp.

Hin ti, tình hình dch bnh cơ bn n định nhưng ít người thuê công nh, cuc sng ca gia đình ông càng khó khăn hơn. Ông Đường chia s: “Gia đình tôi còn sức lao động, cũng mong muốn không còn là hộ cận nghèo của địa phương, tôi kiến nghị địa phương hỗ trợ cho những gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo những dự án sản xuất hoặc chăn nuôi để có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Được (ngụ ấp Thạnh Quới, xã Thạnh Đông) thuộc diện hộ nghèo của địa phương nhiều năm liền. Nhà không có đất sản xuất, ông Được tuổi cao lại thêm bệnh tật, cả gia đình 3 người sống nhờ vào thu nhập của người con trai thứ.

“Trước đây, địa phương có triển khai dự án chăn nuôi bò cho gia đình để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sức khoẻ của tôi không bảo đảm để chăn nuôi nên tôi từ chối dự án hỗ trợ này”- ông Được nói.

Anh Nguyễn Minh Sến, con trai ông Được chia sẻ, anh có gia đình riêng và lo cho hai đứa con đang tuổi học. Với thu nhập từ việc thu mua ve chai, anh Sến phải lo cho cả hai bên gia đình thì cơ hội thoát nghèo dường như không có. Thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát nên công việc thu mua ve chai của anh tạm dừng, cuộc sống càng khốn khó hơn.

Theo ông Trần Văn Đém- Trưởng ấp Thạnh Quới, trước tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ấp sẽ kiến nghị với UBND xã hỗ trợ những dự án chăn nuôi, sản xuất là thế mạnh của địa phương cho các hộ nghèo, góp phần ổn định kinh tế cho bà con.

Cần tăng cường chính sách tín dụng cho hộ nghèo

Ông Trn Văn Hoàng, ngụ ấp Cây Khế, xã Tân Hoà (huyện Tân Châu) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công vic ht tóc ca ông gp khó khăn, thu nhp chính lo cho gia đình không còn, trong thi gian thc hin Chthị 16/CT-TTg ca Thtướng Chính phủ, gia đình sng nhvào shtrca địa phương. Hin ti, cuc sng trli bình thường nhưng công vic ht tóc ca ông Hoàng vn chưa thun li, thu nhp chkhong 70.000 đồng/ngày. Ông Hoàng chia sẻ: “Tình trng này kéo dài, chỉ sợ gia đình trở thành hộ cận nghèo của địa phương”.

Ông Nguyn Như Ty- Phó Chtch UBND xã Tân Hoà cho biết, trên địa bàn xã có 7 hộ không có khả năng thoát nghèo, 25 hộ cận nghèo và 81 hộ có mức sống trung bình. Đến tháng 9.2021, xã Tân Hoà có 47 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 đăng ký thông tin hỗ trợ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Qua xác minh, địa phương đã cung cấp nhu yếu phẩm, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Ông Ty cho biết thêm, trong thi gian ti, địa phương stiếp tc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, kịp thời giới thiệu việc làm hay hỗ trợ người dân vay vốn chăn nuôi, sản xuất.

Gia đình ông Trần Văn Thuận (sinh năm 1945, ngụ ấp Cây Khế) là một trong những hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. Được Nhà nước hỗ trợ vay 20 triệu đồng, ông Thuận đầu tư bể thả nuôi 500 con ba ba. Với mong muốn thoát nghèo bền vững, vợ chồng ông Thuận tiếp tục phát triển sản xuất, thả thêm 500 con ba ba, cố gắng chăm sóc, đợi ngày xuất bán.

Theo UBND huyện Tân Châu, dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nhiều do phải tạm dừng buôn bán, làm vic ti các công ty, xí nghip…

Tân Châu hiện có 381 hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương, chiếm tỷ lệ 0,99% và 1.372 hộ có mức sống trung bình theo tiêu chuẩn nghèo của tỉnh. Địa phương đang từng bước khắc phục những khó khăn, vừa khôi phục kinh tế vừa bảo đảm các chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra, huyện còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ trên 2.000 phần quà gồm nhu yếu phẩm cho người dân trên địa bàn các xã, thị trấn gặp khó khăn, đặc biệt là khu vực phong toả và vùng cách ly y tế.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân hỗ trợ chi phí và nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn; đẩy nhanh tiến độ chi trả các chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư cho chương trình giảm nghèo; bố trí ngân sách Nhà nước hợp lý từ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và vốn cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc cấp phát kinh phí kịp thời cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo...

Ông Trn Văn Đường (ngụ ấp Thnh Qui, xã Thnh Đông, huyn Tân Châu) nhổ mì thuê.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hi huyn Bến Cu, để chương trình gim nghèo được trin khai hiệu quả hơn trong thi gian ti, đơn vị sẽ phối hợp vi các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn xây dng mô hình hp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế  giỏi tiêu biểu. Khuyến khích các doanh nghip, hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo xây dng, nhân rng các mô hình về giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, tăng cường chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo; tích cực phối hợp với Trung tâm, doanh nghiệp đủ điều kiện tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhằm phục vụ công nghiệp hoá nông nghip-nông thôn, tạo việc làm cho người dân ổn định cuc sng, góp phn gim nghèo.

Năm 2020, số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Bến Cầu là 493 hộ- chiếm tỷ lệ 2,48%, huyện không còn hộ nghèo chuẩn Trung ương. Địa phương sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ, giúp hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Địa phương đề xut tiếp tc có chính sách hỗ trợ cho những hộ không khả năng thoát nghèo, bảo đảm những hộ này có mức sống bằng hoặc cao hơn chuẩn nghèo, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Mặt khác, nâng mức vốn vay và thời gian đối với những hộ có nhu cầu vốn để kinh doanh và sản xuất; ban hành cơ chế khoán cho học viên sau khi học nghề và có chứng chỉ ở những nơi khác rồi đem về nơi cư trú được hỗ trợ theo đúng định mức quy định.

Nhi Trần - Trúc Ly

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục