Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hoà giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu kiện
Kỳ cuối: Những hoà giải viên cơ sở nhiệt huyết
Thứ sáu: 00:06 ngày 02/09/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Những năm qua, nhiều hoà giải viên ở các xã, phường, thị trấn góp phần cùng với cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương giải quyết những mâu thuẫn ngay tại cơ sở. Ðồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Các hoà giải viên ấp Thanh An, xã An Bình (huyện Châu Thành) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hoà giải. Ảnh minh hoạ

Tận tâm và trách nhiệm

Ông Lý Văn Trí- trưởng ấp, tổ trưởng tổ hoà giải ấp Thanh An, xã An Bình, huyện Châu Thành có “thâm niên” hơn 17 năm làm công tác hoà giải ở cơ sở. Theo ông Trí, chỉ cần nghe phản ánh hoặc những mâu thuẫn manh nha phát sinh là các thành viên tổ hoà giải có mặt, tìm cách giải quyết với phương châm “Việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thành không có gì”, không cần chờ người dân làm đơn gửi. Ngoài ra, tổ hoà giải cùng với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, qua đó, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mỗi khi nhận đơn yêu cầu của người dân, tổ hoà giải tập hợp các hoà giải viên để tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó đề xuất các giải pháp xử lý trước rồi mới tổ chức hoà giải nên tỷ lệ hoà giải thành rất cao. Quá trình giải quyết bảo đảm khách quan, công bằng, theo phương châm “đúng sai phân minh - lý tình trọn vẹn” để thuyết phục các bên thoả thuận, hoá giải mâu thuẫn, xoá tan tranh chấp. Ông Trí cho biết, cách đây không lâu, tổ hoà giải của ấp đã hoà giải thành một vụ tranh chấp về nợ tiền. Theo đó, do hoàn cảnh khó khăn, một nông dân đã mua thiếu mui diêm để phc v trng trt hoa màu.

Ðến hạn trả, người nông dân trên không có đủ tiền thanh toán nên chủ cửa hàng đã làm đơn gửi tổ hoà giải nhờ giải quyết vụ việc. Nhận được đơn, tổ hoà giải tìm hiểu nguyên nhân sự việc, họp, xem xét kỹ tình tiết và tổ chức hoà giải. Kết quả, chủ cửa hàng đồng ý cho người nông dân này trả góp tiền theo định kỳ.

“Cái nghề này đòi hỏi những hoà giải viên vừa phải nắm vững chính sách pháp luật, vừa phải tế nhị hài hoà, phân tích có lý, hợp tình để các bên xoa dịu được không khí căng thẳng. Ðc bit, cn biết vn dng nhng phong tc tp quán ca địa phương, nhng quy ước ca khu dân cư, phát huy sc mnh ca đoàn th, người thân và người có uy tín, có tiếng nói trong cng đồng dân cư trong công tác hoà gii, t đó góp phn nâng cao t l hoà gii thành, ngăn chn mâu thun, tranh chp xy ra - tổ trưởng tổ hoà giải ấp Thanh An nói.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong thực tế hoà giải của mình, bà Võ Thị Ngọc Nhị- thành viên tổ hoà giải ấp Thanh An cho biết, các hoà giải viên phải thường xuyên tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật liên quan đến các sự việc thường gặp. Bên cạnh đó, hoà giải viên cần kiên trì, nhiệt tình và đặc biệt phải gần dân thì mới giải quyết kịp thời những thắc mắc, những tranh chấp. “Công tác hoà giải ở cơ sở phải có lòng kiên nhẫn và sự nhiệt tình. Không ít vụ việc hoà giải một lần đã thành công, mà phải đi lại nhiều lần, lựa lời hỏi han, chia sẻ. Lúc thì trò chuyện với người này, khi thì tâm sự với người kia, để các bên cùng lắng nghe, thấu hiểu, dần dần hoá giải được mâu thuẫn”- bà Nhị nói.

Với khoảng 10 năm tham gia công tác hoà giải, bà Hà Thị Ngọc Phú- tổ trưởng tổ hoà giải ấp Bông Trang (xã Thạnh Ðức) và các thành viên tổ hoà giải khu vực đã giải quyết kịp thời nhiều tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương. Theo bà Phú, trong cuộc sống, mâu thuẫn xuất phát có khi chỉ từ lời nói, ranh đất, bất hoà chuyện tiền bạc...

Khi tiếp nhận đơn yêu cầu hoà giải, bà Phú và các thành viên trong tổ dành thời gian xác minh, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lý, có tình có nghĩa. Hoà gii không ch để gii quyết mâu thun nht thi mà còn giúp hàn gn tình làng nghĩa xóm, tình cm gia đình. Làm vic này phi t cái tâm, trách nhim thì mi bn, mi lâu được- tổ trưởng tổ hoà giải ấp Bông Trang chia sẻ.

Kể lại câu chuyện hoà giải đáng nhớ nhất, bà Phú cho hay, trước đó, bà có hoà giải mâu thuẫn cho hai vợ chồng ở gần khu vực bà sinh sống. Do hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, hay đánh nhau khi xảy có mâu thuẫn. Người vợ sau đó đã tìm đến bà Phú nhờ viết đơn kiện.

Tại đây, bà Phú hỏi rõ nguyên nhân vì sao hai vợ chồng mâu thuẫn, phân tích đúng sai giữa các bên, chia sẻ cách hàn gắn, giữ hạnh phúc gia đình. Sau đó, bà Phú tìm gặp riêng người chồng để lắng nghe, động viên, hoá giải những bức xúc, giúp cho hai vợ chồng dần “gương vỡ lại lành”, cùng thay đổi bản thân, nuôi dạy con cái và xây dựng kinh tế gia đình.

“Chia sẻ, vận động, thuyết phục các bên thì dễ nhưng dùng lý lẽ, căn cứ vừa hợp tình, hợp lý vừa đúng luật rất khó, nhất là trong các vụ tranh chấp về đất đai hay dân sự, các bên trong không khí căng thẳng, nóng nảy ai cũng muốn phần mình, không nhường nhịn ai. Do đó, khi nhận đơn yêu cầu, chúng tôi gặp gỡ riêng các bên nắm bắt thông tin, đồng thời đưa ra nhiều cách giải quyết để họ có thời gian suy nghĩ. Sau đó, mới tổ chức hoà giải nên cũng có nhiều thuận lợi, kết quả là tỷ lệ hoà giải thành rất cao”- tổ trưởng tổ hoà giải ấp Bông Trang cho hay.

Trao giải cho các đội tham dự hội thi Hoà giải viên giỏi cấp tỉnh lần thứ IV năm 2022. Ảnh minh hoạ

Tiếp tục nâng cao chất lượng các tổ hoà giải và hoà giải viên

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở hiện nay vẫn còn có một số khó khăn, hạn chế như ở một số địa phương chưa thực sự nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác này đối với đời sống xã hội, vì vậy thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác này; một bộ phận đội ngũ hoà giải viên còn thiếu phương pháp, kỹ năng và kiến thức pháp luật chuyên sâu về hoà giải.

Mặt khác, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Nguồn ngân sách nhà nước ở cấp huyện, đặc biệt là ở cấp xã còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí cho công tác hoà giải chưa nhiều, việc huy động nguồn kinh phí cho công tác hoà giải còn hạn chế…

Ð tiếp tc nâng cao hiu qu công tác hoà gii cơ s, thi gian ti, Hi đồng Phi hp PBGDPL tnh s thường xuyên rà soát, cng c, kin toàn t hoà gii cơ sđội ngũ hoà gii viên theo quy định ca Lut Hoà gii cơ s và Ngh quyết liên tch s 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18.11.2014 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về hoà giải ở cơ sở, nhất là các biện pháp xử lý chuyển hướng về hoà giải quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 5.5.2017.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê; kịp thời khen thưởng đối với tổ hoà giải, hoà giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải ở cơ sở; tổ chức hội nghị tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hoà giải ở cơ sở, cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về hoà giải ở cơ sở dành cho tập thể tổ hoà giải.

Thiên Di

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục