Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Làm sao để phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ em?
Thứ bảy: 08:38 ngày 13/05/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Viêm phổi là một biến chứng nguy hiểm của các bệnh nhiễm khuấn hô hấp cấp tính nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Triệu chứng sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi là thở nhanh.

Để nhận biết trẻ có thở nhanh hay không, ta cần đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút, với đồng hồ có kim giây. Lưu ý là chỉ đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên không quấy, khóc.

- Trẻ dưới 2 tháng: thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần /phút trở lên.

- Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: thở nhanh khi từ 50 lần /phút trở lên.

- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi: thở nhanh khi từ 40 lần /phút trở lên.

Khi thấy trẻ thở nhanh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị sớm.

Khi chăm sóc trẻ cần lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm nào để đưa trẻ đi khám ngay?

Khi có 1 trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay vì tính mạng trẻ đang bị đe dọa nghiêm trọng:

- Tím tái

- Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi).

- Co giật.

- Ngủ li bì, khó đánh thức.

- Thở có tiếng rít.

- Suy dinh dưỡng nặng.

Đặc biệt trẻ dưới 2 tháng nếu có sốt hoặc hạ nhiệt độ (trẻ lạnh), thở khò khè thì cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám ngay.

Làm sao để chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà?

Cho uống thuốc đúng cách:

- Cần cho trẻ uống kháng sinh theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần dùng. Không tự ý ngưng kháng sinh dù trẻ có vẻ đã tốt hơn.

- Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống. Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa hay nước cháo để trẻ uống dễ hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho trẻ uống lại một liều khác.

Chăm sóc trẻ đúng cách:

- Tiếp tục cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần hơn.

- Cho trẻ uống đủ nước.

- Giảm ho, đau họng bằng thuốc nam an toàn.

- Làm thông thoáng mũi.

Cho trẻ đi tái khám: Tái khám sau 2 ngày để các bác sĩ đánh giá đáp ứng của trẻ và quyết định điều trị tiếp.

Nguồn TTO

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục