Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lấy ý kiến góp ý và phản biện đối với dự thảo chương trình khuyến nông giai đoạn 2023–2025
Thứ bảy: 15:12 ngày 18/03/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 17.3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý và phản biện đối với dự thảo chương trình khuyến nông giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự có ông Nguyễn Văn Mấy- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT; Thường trực UBND, Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã và thành phố.

Các đại biểu dự Hội thảo  Lấy ý kiến góp ý và phản biện biện đối với dự thảo chương trình khuyến nông giai đoạn 2023 – 2025.

Báo cáo về kết quả thực hiện công tác khuyến nông giai đoạn 2016 - 2022, ông Hà Thanh Tùng- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2022, Trung tâm Khuyến nông đã tuyên truyền, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa giống, hình thành mạng lưới cung ứng lúa giống có chất lượng, đạt phẩm cấp xác nhận để sản xuất; hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng cơ giới hoá (thiết bị sạ hàng, máy sạ bón phân, máy cấy, máy phun thuốc, máy gặt đập liên hợp…), sử dụng các giống lúa có giá trị thương phẩm cao như: ST24, ST25, OM4900, OM5451, OM6976, Đài Thơm 8… giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cao; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện các mô hình trình khảo nghiệm, sản xuất thử, trình diễn, tạo ra các giống khoai mì mới kháng bệnh, giống sạch bệnh như HN3, HN5, HN36, HN80, HN97.

Tính đến năm 2022, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh là khoảng 23,66 ngàn ha, tăng hơn 5.700 ha so với năm 2016, hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi trồng cây ăn trái tương đối cao, lợi nhuận bình quân từ 47 - 480 triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Từ năm 2016 đến năm 2022, đơn vị đã thực hiện 2 dự án khuyến nông và 12 mô hình khuyến nông về chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn sinh học, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp với các hợp tác xã triển khai nhiều mô hình khuyến nông nuôi trồng thủy sản như: mô hình nuôi tôm càng xanh, nuôi ba ba, cá thác lác, lươn… Ngoài ra, đơn vị còn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lóc, cá rô tận dụng hiệu quả diện tích đất mặt nước và nguồn nước thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông nuôi trồng thuỷ sản chất lượng ổn định, tạo tiền đề sản xuất quy mô lớn, hình thành thị trường, vùng nguyên liệu.

Theo ông Tùng, thời gian qua, tỉnh đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển đổi trong sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Theo đó, chương trình khuyến nông đã góp phần chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Thông qua thành quả của chương trình khuyến nông đem lại, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục xây dựng Chương trình khuyến nông, giai đoạn 2022 - 2025.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh khảo sát dự án khảo nghiệm giống mì kháng bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của chương trình là nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh bảo đảm mục tiêu nêu tại Điều 3 Nghị định số 83/2018/NĐ-CP, ngày 24.5.2018 của Chính phủ về khuyến nông. Xây dựng ngành Nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hoá lớn, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, đề án, dự án khác trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…

Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: Năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông còn thiếu, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. Hình thức, phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa thực hiện được vì một số vật tư không thể mua do nguồn cung cấp không có chứng từ pháp lý mua bán. Công tác thông tin tuyên truyền chủ yếu là phối hợp với các cơ quan thông tấn báo, đài; chưa có sự chủ động thực hiện các chuyên mục.

Ông La Hữu Nghị - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của công tác khuyến nông thời gian qua. Đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp: nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ…

Mô hình nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế tại xã Bình Minh, Thành phố Tây Ninh.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Mấy giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện báo cáo và dự thảo chương trình khuyến nông giai đoạn 2022 - 2025 trình lãnh đạo Sở NN&PTNT để công tác khuyến nông triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Minh Dương

Tin cùng chuyên mục