Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lễ hội Kỳ yên Đình trung Long Khánh
Chủ nhật: 21:25 ngày 15/01/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hằng năm, cứ vào ngày 15-16 tháng Chạp âm lịch là Đình trung Long Khánh lại rộn ràng lễ hội Kỳ Yên, nhân dân khắp nơi trong vùng tề tựu về đình để cầu quốc thái dân an và tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân có công khai hoang lập ấp, xây dựng nên vùng Long Khánh ngày nay.

Đoàn kiệu rước tiên sư di giá về trụ sở UBND xã để rước bản sắc phong thần trong lễ Kỳ yên.

Theo sách sử ghi chép lại, lịch sử hình thành của Đình trung Long Khánh bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng của người Việt địa phương đối với bậc tiền hiền Trần Văn Thiện, người của vùng đất xưa gọi là" ngũ long".

Ông Trần Văn Thiện sinh năm 1794 tại làng Trung Lập, phủ Bình Long, tỉnh Gia Định. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1841) ông xin thôi giữ chức thôn trưởng và cùng thân sinh là cụ Trần Văn Quế đệ đơn quan phủ Tây Ninh xin di dân từ vùng Trung Lập- Củ Chi lên khai khẩn vùng đất Bến Cầu, lập được 4 thôn: Long Chữ, Long Giang, Long Khánh và Long Thuận (thuộc huyện Bến Cầu, Tây Ninh ngày nay)

Ngoài việc phá rừng lập ấp, tháo chua rửa mặn, ông Trần Văn Thiện còn chiêu mộ và thành lập quân tự vệ trang bị vũ khí thô sơ, luyện tập võ nghệ để chống thú dữ, chống giặc cướp phá, giữ gìn bờ cõi và bảo vệ thành quả của mình.

 Ngày 16.9.1883, tuổi già sức yếu, cụ Trần Văn Thiện qua đời, hưởng thọ 89 tuổi; được an táng tại ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, Hoà Thành ngày nay.

Sau khi cụ qua đời, nhân dân tưởng nhớ, lập đền thờ cụ Trần Văn Thiện tại Gò Chùa, nay là chùa Long Thọ thuộc ấp Long Phú, xã Long Khánh. Do chiến tranh ác liệt, đạn bom nhiều lần tàn phá ngôi đền nên vào năm 1968 các cụ cao niên trong làng quyết định di dời đền thờ cụ xuống bến đò ven rạch Vàm Bảo, xây dựng thành ngôi đình cho đến ngày nay.

Minh Tiên

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục