Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Luật sư gặp bị cáo tại tòa, phải có giấy xin phép?
Chủ nhật: 19:55 ngày 27/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Pháp luật quy định khi ra tòa, bị cáo được quyền tiếp xúc với luật sư nhưng có lúc quyền này của bị cáo bị lực lượng bảo vệ phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát dẫn giải ngăn cản.


Luật sư Nguyễn Văn Đức - Ảnh: N.V..

Tình trạng nêu trên diễn ra tại TAND tỉnh Cà Mau, trong phiên xét xử vụ án “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” kéo dài trong nhiều ngày.

Giờ phiên tòa nghỉ giải lao, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) yêu cầu lực lượng cảnh sát dẫn giải cho tiếp xúc với bị cáo nhưng không được chấp nhận. Hai bên có to tiếng với nhau.

Luật sư Đức phản ánh vấn đề này với chủ tọa phiên tòa. Vị chủ tọa cho biết khi người bào chữa muốn tiếp xúc với bị cáo thì phải thông báo cho thư ký phiên tòa để thư ký báo cáo với chủ tọa. Chủ tọa sẽ thông báo cho lực lượng cảnh sát bảo vệ bố trí cho luật sư được tiếp xúc với thân chủ.

Tuy nhiên, đến cuối buổi xét xử, lực lượng cảnh sát bảo vệ gặp luật sư Đức và cho biết kể từ ngày 8-6, mỗi lần luật sư muốn tiếp xúc với bị cáo phải có giấy đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Thấy yêu cầu khá vô lý, giữa luật sư Đức và đội trưởng đội cảnh sát dẫn giải có lời qua tiếng lại khá căng thẳng.

Ngày hôm sau, luật sư Nguyễn Văn Đức gửi bản kiến nghị lên hội đồng xét xử TAND tỉnh Cà Mau phản đối việc bị cảnh sát dẫn giải cản trở luật sư tiếp xúc với thân chủ.

Theo ông Đức, việc lực lượng cảnh sát yêu cầu luật sư muốn tiếp xúc với bị cáo tại tòa thì phải có giấy của chủ tọa là không phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

“Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc làm của cảnh sát dẫn giải này vô hình trung tạo ra cơ chế xin - cho, ngăn cản quyền hành nghề luật sư - người bào chữa trong phiên tòa hình sự” - ông Đức nêu rõ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thẩm phán Lê Thường Vụ (Chánh tòa hình sự TAND tỉnh Cà Mau, chủ tọa phiên xét xử nêu trên) nhận định việc lực lượng cảnh sát yêu cầu luật sư phải xuất trình giấy có sự đồng ý của chủ tọa mới cho gặp bị cáo tại tòa là sai.

“Tôi cũng giải thích cho luật sư hiểu là luật sư có quyền tiếp xúc với bị cáo. Nhưng trước khi tiếp xúc phải thông báo cho chủ tọa biết thì chủ tọa mới thông báo đến lực lượng cảnh sát bảo vệ và dẫn giải” - ông Lê Thường Vụ nói.

Nguồn TTO

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục