Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lùi thời điểm triển khai chương trình mới
Thứ năm: 14:00 ngày 09/11/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Việc đổi mới lần này sẽ bắt đầu triển khai vào năm học: 2019 - 2020 đối với cấp tiểu học (lớp 1), 2020 - 2021 đối với cấp trung học cơ sở (lớp 6) và 2021 - 2022 đối với cấp trung học phổ thông (lớp 10).

Cán bộ Trường phổ thông Dân tộc nội trú hỏi thăm chuyện học của học sinh người dân tộc thiểu số ở xã Hoà Hiệp, Tân Biên.

Cách nay vài ngày, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục - Ðào tạo (Bộ GD - ÐT) lùi thời gian triển khai chương trình và sách giáo khoa mới- thay vì  áp dụng vào năm học 2018 - 2019 như quy định đã ban hành trước đó. Việc đổi mới lần này sẽ bắt đầu triển khai vào năm học: 2019 - 2020 đối với cấp tiểu học (lớp 1), 2020 - 2021 đối với cấp trung học cơ sở (lớp 6) và 2021 - 2022 đối với cấp trung học phổ thông (lớp 10).

 

ho đến thời điểm này, xung quanh việc triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới vẫn còn nhiều vấn đề được dư luận trong và ngoài ngành đặt ra. Chẳng hạn như: trong chương trình mới xuất hiện một số môn học mới nhưng hiện vẫn chưa có giáo viên dạy các môn này (?); việc gộp một số môn học vào cùng một cuốn sách, tức hình thành tổ hợp môn học mới là Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội vẫn đang gây băn khoăn cho những người đứng lớp.

Ðến giờ, những người có trách nhiệm vẫn chưa giải đáp thoả đáng câu hỏi: tại sao phải gộp một số môn học lại với nhau và làm như thế để làm gì? Khi gộp 3 môn học trong một cuốn sách thì một người dạy cả 3 phân môn hay 3 người dạy với cùng một cuốn sách?

 Ngoài vấn đề mấu chốt vừa nêu, việc dồn 3 môn học vào một cuốn sách cũng được dự báo sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề có tính kỹ thuật, thuần tuý chuyên môn khác. Chương trình và sách giáo khoa sau 2018 còn nhiều điểm mới khác, ví dụ việc xuất hiện trong chương trình một số hoạt động giáo dục mà chương trình hiện hành không có.

Hay như môn Giáo dục quốc phòng được xếp vào diện môn học bắt buộc và vị trí môn học này còn cao hơn những môn khoa học cơ bản; điều này chưa thuyết phục được người trong ngành. Thậm chí ngay cả tên gọi của từng môn học cho đến thời điểm này vẫn còn ý kiến thắc mắc, không tán thành.

Liên quan đến việc chuẩn bị triển khai chương trình và sách giao khoa mới, trong ít ngày tới, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2020. Theo tinh thần này, UBND tỉnh yêu cầu:

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Trường cao đẳng Sư phạm Tây Ninh phấn đấu có 100% giảng viên và cán bộ quản lý được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định; phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin.

Với giáo dục phổ thông, tiến hành tuyển dụng giáo viên để thay thế số giáo viên nghỉ hưu, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút và đào tạo trình độ sau đại học cho giáo viên và cán bộ quản lý. Ðối với công tác bồi dưỡng, phấn đấu 100% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm.

Ðể triển khai chương trình và sách giáo khoa mới có hiệu quả, cần phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới... Sở GD-ÐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai việc bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cấp tiểu học, THCS, THPT theo lộ trình do Bộ hướng dẫn.

Về giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, căn cứ nhu cầu bồi dưỡng tiếng Khmer cho giáo viên và cán bộ quản lý, Sở GD-ÐT bố trí những người đang công tác tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú cũng như vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tiếng dân tộc theo lộ trình giai đoạn 2017 - 2020. Ðến thời điểm đó, phấn đấu có 50% giáo viên, cán bộ quản lý công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số biết sử dụng ngôn ngữ của đồng bào tại địa bàn công tác.

VIỆT ÐÔNG

Tin cùng chuyên mục