Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Lương cơ sở tăng lên mức 1,3 triệu đồng từ ngày 1/7
Chủ nhật: 08:47 ngày 28/05/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước bắt đầu được điều chỉnh tăng thêm 90.000 đồng, lên mức 1.300.000 đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1.210.000 đồng/tháng.

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2017/TT- BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7. Đối tượng thụ hưởng là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và cán bộ, nhân viên hành chính ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố, các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lực lượng vũ trang...

Cán bộ, công nhân viên chức sẽ được tăng lương cơ sở mới từ ngày 1/7.

Theo đó, cách tính lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức viên chức được tính như sau: Mức lương = 1.300.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. Mức phụ cấp: Các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở = 1.300.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Trong đó, các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [mức lương + mức phụ cấp chức vụ (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp.

Các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành. Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) = 1.300.000 đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu. Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Để có kinh phí thực hiện việc tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên chức, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao, phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2016 chuyển sang (nếu có).

Ngoài ra, lấy nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên hoặc sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2016.

Một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định nêu trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.

Nguồn Báo Tin Tức

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh