Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Đến Bạc Liêu có nhiều điểm để du khách đặt chân nhưng sẽ là thiếu sót nếu chưa một lần khám phá cây xoài cổ thụ trên 340 năm tuổi lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cây xoài có chiều cao gần 20m, tán lá tỏa rộng khoảng trên 300m2, gốc xoài to “6 người ôm”, nằm cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 7km, tọa lạc tại ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Cây mọc nhiều rong rêu theo dấu thời gian.
Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, năm 1680, các lưu dân Trung Quốc thời nhà Minh không phục Thanh đã di cư đến các vùng ven biển miền Tây Nam Bộ như Hà Tiên, Rạch Gía thuộc tỉnh Kiên Giang; tỉnh Cà Mau; tỉnh Bạc Liêu.
Gia đình cha mẹ ông Lý Kỳ Kia cũng nằm trong hoàn cảnh đó, đến vùng đất Bạc Liêu (nay là ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để định cư và đã thấy cây xoài lớn hơn một người ôm.
Đây là vùng ven biển nước mặn quanh năm nhưng ở dưới gốc cây xoài lại có mạch nước ngọt ngầm giúp cho cây xoài xanh tốt quanh năm. Tháy vậy người dân nơi đây đã đào hố để lấy nước ngọt sinh hoạt. Tính đến năm 2022, cây xoài này có tuổi thọ khoảng 341 năm. Đây là Cây Xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất Bạc Liêu đang được thành phố chăm sóc, bảo tồn, phục vụ khách du lịch đến tham quan.
Với tuổi thọ và đặc điểm hiếm có, năm 2015, cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Cũng tại địa điểm này, nhiều người cho biết vào cuối thế kỷ thứ XVII khi nơi đây khi còn rừng rậm, cỏ dại mọc hoang sơ đã có một con cọp (Hổ) sinh sống. Người dân tôn là “Thần Hổ” và vào ngày 28 tháng 7 âm lịch hàng năm đều làm lễ cúng cho con cọp một con heo sống đặt ở gần gốc cây xoài để cầu sự bình an.
Về sau, thấy con cọp mất một chân do mắc bẫy nên hàng năm người dân cúng cho cơn cọp một con heo đã được mổ sẵn với quan niệm con cọp chỉ còn ba chân nên rất khó khăn bắt con heo còn sống để ăn thịt. Sau một thời gian người dân không còn thấy con cọp đó xuất hiện nữa. Từ đó về sau, hàng năm vào ngày này người dân nơi đây vẫn giữ thói quen cúng heo nhưng không còn cúng nguyên con mà chỉ cúng một đầu heo luộc chín.
Ông La Văn Lự, người đang trực tiếp giữ và chăm sóc cây xoài chỉ những chổ rong rêu bám lâu năm trên thân cây.
Việc cúng lễ vật cho “Thần Hổ” đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương và được tổ chức thường niên ở gần gốc cây xoài. Hiện nay, Cây Xoài cổ thụ thuộc quyền sở hữu, quản lý của Ban trị sự miếu Huyền Thiên Thượng Đế thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Những vết tích thời gian trên thân "cụ Xoài" hơn 340 năm tuổi.
Ông La Văn Lự, người đang trực tiếp giữ và chăm sóc cây xoài cho biết, mặc dù tuổi thọ của cây cao như vậy nhưng tháng 12 hàng năm xoài vẫn ra hoa và rất sai trái, có mùa thu hoạch đến vài trăm cân.
Trái xoài ở cây cổ thụ này lúc còn xanh có vị chua rất khó ăn nhưng khi chín lại có vị chua ngọt rất ngon. Trái xoài chỉ to bằng quả cóc, dính với nhau thành từng chùm, không riêng lẻ như các loại xoài khác nên bà con trong vùng gọi là xoài cóc.
Với tuổi thọ và đặc điểm hiếm có, năm 2015, cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Hiện "cụ Xoài" là một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu hấp dẫn thu hút khách gần xa khi đến địa phương này.
Nguồn giadinhonline