Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Máy thở nào cần cho điều trị bệnh nhân COVID-19?
Chủ nhật: 09:11 ngày 05/04/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hơn 5.000 máy thở mà Việt Nam đang có là máy thở xâm nhập. Nhưng để chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản dịch bệnh COVID-19 ở giai đoạn cao hơn, Việt Nam đã lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, trong đó có máy thở xâm nhập và không xâm nhập...

Dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 15% số người bệnh COVID-19 sẽ chuyển bệnh nặng hơn, tới giai đoạn khó thở và có thể phải dùng tới máy thở để hỗ trợ hô hấp, duy trì sự sống. Nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng thiếu máy thở. Các công ty chạy đua với nhau để sản xuất, thậm chí ngay cả hãng sản xuất ô tô của Mỹ đã bắt đầu chuyển sang sản xuất mặt hàng y tế này.

Tại Việt Nam, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19  cho biết, hiện cả nước có 5.245 máy thở (riêng Hà Nội hiện có khoảng 260 chiếc). Chính vì thế, trong trường hợp xảy ra ở cấp độ từ 3.000 người mắc bệnh COVID-19, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được với số lượng máy thở và các trang thiết bị để theo dõi điều trị cho người bệnh. Ban Chỉ đạo cũng cho biết, trong tình hình huống dịch COVID-19 xảy ra ở cấp độ 3-4, dự kiến có thể huy động được 1.315 máy thở.

Bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện số 2, tỉnh Quảng Ninh.

Theo các nghiên cứu trong mùa dịch này ở Trung Quốc, thông thường khoảng 19% trong số bệnh nhân COVID-19 là bệnh nặng và rất nặng, trong đó 14% là bệnh nặng, 5% rất nặng. Số người bệnh rất nặng đều phải sử dụng máy thở.

Thời gian qua, tại Ý và nhiều quốc gia có tỷ lệ tử vong cao đều do thiếu thiết bị hỗ trợ thở bởi số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh, người dùng máy thở tăng đột biến so với thông thường. Việc dự trữ thiết bị y tế để phục vụ các tình huống gia tăng bệnh nhân, giảm thiểu nguy cơ tử vong là rất cần thiết.

Hiện Bộ Y tế cũng đang trình Chính phủ mua sắm thêm những trang thiết bị như máy thở, máy theo dõi bệnh nhân…

Theo một bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, máy thở gồm 2 loại xâm nhập (đặt ống nội khí quản) và không xâm nhập (thở qua mask, ống thở oxy 2 mũi...). GS.TS Nguyễn Gia Bình- Chủ tịch Hội Hồi sức Tích cực, nguyên Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu người bệnh gặp vấn đề về hô hấp nhưng chưa đến mức phải dùng máy thở xâm nhập thì có thể dùng máy thở không xâm nhập (còn gọi là máy trợ thở).

Khi dùng máy này không mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng hô hấp của bệnh nhân thì phải dùng đến máy thở xâm nhập. Thậm chí có thể dùng kết hợp cả máy thở và ECMO đối với những trường hợp bệnh nhân suy hô hấp nặng và dùng máy thở không có hiệu quả cải thiện hô hấp.

“Trên thực tế đã có bệnh nhân nặng mắc COVID-19 vừa qua, chúng tôi cùng các y bác sĩ đã quyết định kết hợp sử dụng cả máy thở và ECMO để nỗ lực điều trị cho bệnh nhân và hiện tại bệnh nhân này đã có nhiều tiến triển về sức khoẻ”- GS.ST Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) do Bộ Y tế ban hành ngày 25/3/2020, đối với bệnh nhân giảm giảm ô xy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở ô xy, có thể cân nhắc chỉ định thở ô xy dòng cao qua gọng mũi (High Flow Nasal Oxygen), CPAP, hoặc thở máy không xâm nhập BiPAP.

Bộ Y tế cũng lưu ý, cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện các dấu hiệu thất bại để có can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng thiếu ô xy không cải thiện với các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, cần đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập

"Như vậy, máy thở không xâm nhập hay máy thở hoặc kết hợp cả máy thở và ECMO đều có những tác dụng hỗ trợ, cải thiện hô hấp cho người bệnh tuỳ theo từng giai đoạn bệnh phù hợp”- GS.TS Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh.

Nguồn TPO

data:
Truy cập ngay https://europharmvn.com/lutidha/ DHA bầu từ Pháp The Global City
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục