Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Microsoft: Tấn công mạng tại Việt Nam tăng hơn 300%
Thứ năm: 10:45 ngày 16/02/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Báo cáo An ninh mạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương mới nhất của Microsoft cho biết các nguy cơ an ninh mạng ở Việt Nam đã tăng hơn 300% so với năm trước. Việt Nam cần nhanh chóng củng cố an toàn hệ thống mạng và có chiến lược ứng phó về ATTT trong dài hạn.

Microsoft khu vực châu Á mới đây vừa công bố báo cáo An ninh mạng, phiên bản 21. Báo cáo này được phát hành 2 lần một năm, nhằm cung cấp thông tin về tình hình mã độc hiện nay nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về xu hướng tấn công của tin tặc. Các thông tin trong báo cáo mới nhất chỉ ra rằng Châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt thị trường mới nổi, là những nước gặp nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa an ninh mạng.

Trong đó Việt Nam đứng thứ 2 trong ba nước thuộc khu vực nằm trong tốp 5 quốc gia trên toàn cầu về việc bị mã độc tấn công (ba nước bao gồm: Mông Cổ, Việt Nam, Pakistan).

Trong 5 nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia. Đây là hai nước có tỷ lệ nhiễm mã độc hơn 45% vào quý 2/2016, nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình cùng kỳ 21% của thế giới.  Các nước bị nhiễm mã độc cao bao gồm các thị trường lớn đang phát triển và các nước Đông Nam Á như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ với tỉ lệ hơn 30%.

Trước đó Việt Nam cũng bị đánh giá là một trong 10 nước có rủi ro bị tấn công mạng cao nhất thế giới. Theo thống kê của VNCERT, trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam hứng chịu 127.000 cuộc tấn công mạng, bằng 4 lần so với số vụ tấn công ghi nhận được của cả năm 2015.

Trong đó, có rất nhiều vụ tấn công vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hệ thống thông tin quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp đã được ghi nhận, ví dụ như vụ tấn công vào Vietnamairlines. Có nhiều vụ cũng lớn tương tự, thậm chí hơn song không được công khai trên phương tiện truyền thông.

Các nước phát triển cao về CNTT trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore thì tỉ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với trung bình thế giới, và đây là điểm nhấn về tính đa dạng của an ninh mạng Châu Á Thái Bình Dương.

Báo cáo cũng đưa ra danh sách mã độc xuất hiện nhiều ở Châu Á Thái Bình Dương bao gồm:
·    Gamarue, sâu máy tính cung cấp một điều khiển mã độc chiếm quyền trên máy tính người dùng, ăn cắp thông tin và thay đổi các thiết lập bảo vệ trên máy.

·   Lodbak, một dạng trojan thường được cài trên các ổ di động bị điều khiển bởi Gamarue, và luôn cố cài đặt Gamarue khi ổ đĩa bị nhiễm kết nối với máy tính.

·    Dynamer, một trojan có thể ăn cắp các thông tin cá nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp các hacker truy cập vào máy tính.

Ông  Michael Montoya, Cố vấn An ninh trưởng của Microsoft châu Á đã chia sẻ “Trong năm 2016, số liệu từ các nghiên cứu của Microsoft cho thấy các nguy cơ an ninh mạng ở Việt Nam đã tăng hơn 300% so với năm trước. Việt Nam cần nhanh chóng củng cố an toàn hệ thống mạng và có chiến lược ứng phó về ATTT trong dài hạn”.

Ông Michael Montoya, Cố vấn An ninh trưởng của Microsoft châu Á đã chia sẻ “Trong năm 2016, số liệu từ các nghiên cứu của Microsoft cho thấy các nguy cơ an ninh mạng ở Việt Nam đã tăng hơn 300% so với năm trước. Việt Nam cần nhanh chóng củng cố an toàn hệ thống mạng và có chiến lược ứng phó về ATTT trong dài hạn”.

Theo khuyến nghị của Microsoft, một trong những nguyên nhân chính khiến tấn công mạng tại Việt Nam gia tăng chính là việc sử dụng các phần mềm không có bản quyền. Vì vậy đây cũng là một trong những thông tin giúp các doanh nghiệp biết cách giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và tổ chức cũng nên xem xét việc sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây đáng tin cậy để được bảo vệ dữ liệu ở mức độ cao nhất, tận dụng chuyên môn, sự bảo đảm và các chứng nhận về an ninh và tính riêng tư ở cấp độ cao nhất, cấp độ doanh nghiệp của các nhà cung cấp điện toán đám mây.

Nguồn XHTT

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục