Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tạm ngưng đào tạo từ xa:
Một quyết định đúng nhưng muộn
Thứ năm: 11:05 ngày 21/08/2014

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO) - Chất lượng đào tạo từ xa không bảo đảm là điều không còn gì phải tranh cãi. Do ý thức của cả người dạy và người học nên loại hình đào tạo này về cơ bản chỉ mang tính hình thức. Đối với người dạy, tâm lý chung của đa số giảng viên là không muốn tham gia và ít muốn đầu tư chuyên môn cho loại hình này.

Sinh viên sư phạm nhận bằng tốt nghiệp đại học từ xa (hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ, nhân vật trong ảnh không liên quan đến nội dung bài viết).

Ngày 7.8.2014, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quyết định tạm ngưng đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên. Theo quyết định của Bộ, các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo từ xa các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên tiến hành đánh giá tổng kết quá trình phát triển, tổ chức hoạt động từ xa từ thời điểm được phép đào tạo; đồng thời rà soát chương trình đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hình thức đào tạo từ xa, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Trước ngày 31.12.2014, các cơ sở giáo dục được phép đào tạo hệ từ xa phải gửi báo cáo về Bộ. 

Chất lượng đào tạo từ xa không bảo đảm là điều không còn gì phải tranh cãi. Do ý thức của cả người dạy và người học nên loại hình đào tạo này về cơ bản chỉ mang tính hình thức. Đối với người dạy, tâm lý chung của đa số giảng viên là không muốn tham gia và ít muốn đầu tư chuyên môn cho loại hình này.

Thu nhập được giải thích là yếu tố chính thúc đẩy các giảng viên đại học đến với các lớp từ xa. Ở loại hình đào tạo từ xa, từ rất lâu đã tồn tại một luật lệ bất thành văn: học viên có nghĩa vụ đóng góp các khoản tiền ngoài học phí. Nói khác đi, không có bậc học nào mà tình trạng lạm thu lại nhức nhối như ở bậc đại học, đặc biệt là với loại hình đào tạo không chính quy.

Đối với người học, do vừa làm vừa học nên không thể toàn tâm toàn ý cho việc học. Những buổi lên lớp với số đông người chỉ là đối phó, đôi khi chỉ để điểm danh. Chuyện cúp học, học thay, thậm chí làm bài kiểm tra, bài thi thay là điều không hề hiếm.

Thông thường, khi mới nhập học, học viên đã được ban cán sự lớp “quán triệt tinh thần” về việc phải biết điềubiết chi. Chính vì đã phải đóng quá nhiều khoản phí để lo “xe cộ xăng nước” cho thầy nên trò không còn lo chuyện thi cử, kiểm tra.

Điều này được chứng minh qua kết quả các bài kiểm tra, kỳ thi tốt nghiệp, hi hữu lắm mới có một vài trường hợp không qua được kỳ thi (và cho dù như vậy cũng không sao vì họ cũng sẽ dễ dàng qua được cửa ải trong kỳ thi lần thứ hai). Có trường hợp bỏ hẳn cả môn học nhưng cuối cùng vẫn được thi, thậm chí còn tốt nghiệp loại giỏi.

Mô hình đào tạo từ xa, tự bản thân nó đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Một trong những nhược điểm lớn là học viên được phép làm bài tập, bài kiểm tra ở nhà và nộp cho giáo viên qua đường bưu điện hoặc qua mạng internet. Kiểu thi cử, kiểm tra như trên khiến cho một dịch vụ có một không hai trong giáo dục ra đời: làm bài tập, bài kiểm tra thuê, thậm chí chép bài thuê.

Cách nay khoảng 10 năm, báo Tây Ninh có đăng tin về vụ một cô giáo tiểu học kiện hiệu trưởng. Nguyên nhân là trong quá trình học đại học từ xa, ông hiệu trưởng chuyên nhờ cô giáo này chép bài, làm bài kiểm tra. Có “công lớn” với sếp như thế, cứ ngỡ sẽ được tạo điều kiện tốt, ai dè ông hiệu trưởng sau khi tốt nghiệp đã “phản bội” cấp dưới.

Cô giáo uất ức nên đã làm đơn tố cáo ông hiệu trưởng, kèm theo bằng chứng là những cuốn tập đi học của sếp đầy những chữ viết của cô. Những câu chuyện đại loại như thế không hiếm trong các lớp học đại học không chính quy.

Chính do mục đích lệch lạc của người đi học- không phải vì kiến thức mà đơn giản chỉ vì tấm bằng đại học nên mới sinh lắm chuyện tương tự như thế. Suốt một thời gian dài, việc trả lương cho công chức được tính theo công việc, vị trí mà anh ta đang đảm nhiệm.

Trong ngành giáo dục, một giáo viên có bằng đại học nhưng nếu dạy tiểu học thì cũng chỉ được trả mức lương bằng với lương của giáo viên tiểu học trong khi họ phải trải qua thời gian đào tạo dài hơn, tốn kém hơn. Sau đó, Nhà nước chuyển qua trả tiền lương theo... văn bằng, mỗi loại bằng cấp có mức lương khởi điểm khác nhau.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giáo viên ồ ạt đăng ký học đại học từ xa. Và các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo từ xa đã “làm ăn phát đạt” nhờ nguồn thu cực lớn này. Có thể nói rằng, loại hình đào tạo từ xa ở Việt Nam chỉ là cách hợp thức hoá văn bằng. Thực trạng này dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên không những không được cải thiện mà ngày càng kém.

Quyết định tạm ngưng tuyển sinh và đào tạo hệ giáo dục từ xa đối nhóm ngành đào tạo giáo viên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của dư luận, đặc biệt là người trong ngành giáo dục. Loại hình đào tạo từ xa nói riêng và những hình thức đào tạo không chính quy nói chung- không phải là phát kiến của Việt Nam.

Đây là những mô hình được nhập khẩu, sao chép từ nước ngoài, qua thực tế đã cho thấy nó chưa phù hợp để thực hiện ở Việt Nam. Cho đến nay, tuyệt đại bộ phận giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và một phần giáo viên bậc trung học phổ thông đều đã sở hữu tấm bằng đại học từ xa.

Và chính điều này là căn cứ để cho rằng, quyết định tạm dừng đào tạo từ xa đối với giáo viên là đúng nhưng cũng đã muộn. Nếu muốn chấn hưng, phát triển giáo dục một cách thực chất thì nên bỏ hẳn loại hình đào tạo này sớm chừng nào tốt chừng đó.

VIỆT ĐÔNG

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục