Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 2:
Thứ năm: 15:27 ngày 02/02/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 2.2.1973, đã diễn ra phiên họp đầu tiên của các trưởng đoàn đại biểu quân sự bốn bên trong ban liên hợp quân sự Trung ương, họp tại Sài Gòn. Hội nghị đã thảo luận các vấn đề thực hiện ngừng bắn tại chỗ, việc rút quân đội Mỹ và nước ngoài ra khỏi miền Nam Việt Nam, việc tháo gỡ mìn v.v...

* Đêm 2.2.1937 tại Nhà máy Sợi Nam Định, tên đốc công Forốt vô cớ đánh đập công nhân. Lập tức toàn thể công nhân các phân xưởng dệt, tơ, nhuộm... hãm máy phản đối. Yêu sách của cuộc đấu tranh là: Thi hành luật lao động, bỏ đánh đập, tǎng lương... Lực lượng đấu tranh lên tới 7 nghìn người.

Đây là cuộc bãi công lớn nhất, dài nhất và giành được kết quả tiêu biểu nhất của công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Thắng lợi của cuộc bãi công đã tǎng thêm khí thế và làm đà cho phong trào cách mạng của công nhân trong tỉnh.

* Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908, quê ở tỉnh Thái Bình. Thuở nhỏ, ông học tập ở Nam Định, từng tham gia các hoạt động chống Pháp ở địa phương.

Tháng 9.1927 ông sang Trung Quốc và gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và từ đó đi theo Chủ nghĩa Cộng sản. Nǎm 1928 ông được cử vào Kỳ bộ Bắc Kỳ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Nǎm 1929, ông đứng ra thành lập Tổng công hội Bắc Kỳ. Tháng 2-1930, ông tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối nǎm 1930, ông được Trung ương Đảng cử đi công tác ở Trung Kỳ, rồi được bầu vào ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách tuyên huấn. Cuối nǎm 1931, Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp bắt tại Vinh.

Tháng 7-1932, ông bị xử chém ở Hải Phòng.

* Ngày 2.2.1950, Việt Nam và Cộng hoà Séc và Slovakia thiết lập quan hệ ngoại giao.

* Tạ Hiện, tức Tạ Quang Hiện sinh nǎm 1841, quê ở tỉnh Thái Bình.

Ông đỗ tú tài võ, làm Đốc binh Tuyên Quang, từng cùng với Lưu Vĩnh Phúc dẹp các đám thổ phỉ ở miền núi.

Nǎm 1882, ông được thǎng làm Đô đốc. Đến nǎm 1983, do áp lực của Pháp, triều đình buộc ông bãi binh. Ông không tuân lệnh, tập hợp nghĩa quân nổi dậy kháng chiến, sát cánh cùng Nguyễn Thiện Thuật đánh quân Pháp tại các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Ngày 2.2.1887, ông Tạ Hiện bị giặc bắt. Sau đó, ông vượt ngục trốn thoát, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu ở vùng Đông Triều, Móng Cái (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Sau một thời gian ông mất.

* Nhà nghiên cứu vǎn học Trần Thanh Mại sinh nǎm 1911, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mất ngày 2-2-1965 tại Hà Nội.

Từ nǎm 1930, ông đã sáng tác vǎn học, cộng tác với nhiều báo chí trong Nam ngoài Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt tình tham gia công tác giáo dục. Sau đó, ông về Viện Vǎn học, phụ trách tổ vǎn học Việt Nam cổ cận đại.

Ông Trần Thanh Mại còn để lại các tác phẩm: "Trên dòng sông vị". "Tuy lý vương", "Hàn Mạc Tử", "Ngô Vương Quyền", "Tú Xương - con người và nhà thơ", "Đời vǎn".

Thế giới

* Ngày 2.2.1912, vua cuối cùng của triều Mãn Thanh là Phổ Nghi tuyên bố thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế phong kiến Mãn Thanh sụp đổ sau 268 nǎm tồn tại (1644 - 1912).

* Sau khi thất bại ở ngay cửa ngõ Mátxcơva, nǎm 1942, Hítle đã mở một chiến dịch quyết định trên mặt trận Xô - Đức. Mục tiêu của Hítle trong chiến dịch này là tiêu diệt lực lượng lớn của Hồng quân. Ngay từ đầu, bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân Liên Xô đã nắm được ý đồ của bọn phát xít và chủ động "giương bẫy".

Ngày 23.11.1942, lệnh phản công của Hồng quân Liên Xô bắt đầu. Chỉ hơn 1 tháng phản công, ngày 2.2.1943 Hồng quân đã phá tan kế hoạch chiến lược của bọn phát xít Hítle, tiêu diệt 30 sư đoàn tinh nhuệ của địch, bắt làm tù binh 90 nghìn tên lính và 2.500 sĩ quan. Trong đó có nguyên vẹn cả bộ tham mưu mặt trận gồm 1 thống chế và 24 viên tướng Đức.

Chiến thắng Xtalingrat làm nức lòng toàn thể quân dân Xô Viết tiến lên đánh thắng phát xít Đức trên khắp mặt trận, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh