Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 1:
Thứ hai: 13:25 ngày 23/01/2017

Ngày 23-1-1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam.

Trung ương Cục là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp miền Nam, chủ yếu là Nam Bộ trong tình hình giao thông liên lạc có nhiều khó khǎn, đáp ứng đòi hỏi mới của cuộc chiến tranh. Còn khu V và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên vẫn trực thuộc Trung ương. 

Thực tiễn Cách mạng ở miền Nam đã chứng minh việc thành lập Trung ương Cục là một chủ trương đúng.

* Ngày 23-1-1973, đã diễn ra lễ ký tắt Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam tại Pari giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện cho Việt Nam dân chủ cộng hoà và tiến sĩ Hênri Kitxingiơ đại diện cho Hoa Kỳ.

Đây là một thắng lợi to lớn của dân tộc ta, kết quả của quá trình đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, nhưng vô cùng anh dũng, vẻ vang của quân và dân ta trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
 
* Đồng chí Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, sinh ngày 23-1-1916 ở tỉnh Nghệ An, qua đời nǎm 1986. Trong cuộc đời của mình, đồng chí đã công tác nhiều nǎm ở Hà Nội và ngành công an. Tháng 12-1946, đồng chí được cử làm phái viên của Trung ương, hoạt động bí mật ngay trong lòng Hà Nội bị địch chiếm.
 
Nǎm 1951 được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Bộ Công an (nay là Bộ Nội vụ), đến nǎm 1954 kiêm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Nǎm 1972, được bầu vào Bộ Chính trị. Nǎm 1982 là Trưởng ban Dân vận Trung ương.
 
* Võ Thị Sáu sinh nǎm 1935, quê ở quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa cũ (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Từ nǎm 14 tuổi, Sáu đã tham gia kháng chiến, dùng lựu đạn giết chết một tên quan ba Pháp và làm bị thương nhiều tên khác. Sau đó, chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và liên lạc tiếp tế cho chiến khu. Chị là công an xung phong quận Đất Đỏ.
 
Nǎm 1950, chị về làng định xử tội một tên tay sai đại gian ác của địch nhưng đã bị giặc Pháp bắt.
Suốt trong gần ba nǎm, chúng đã giam chị ở nhiều nhà tù, cùm kẹp, tra tấn rất dã man, có khi lại ngon ngọt dụ dỗ mong chị khai báo tổ chức và cán bộ cách mạng. Nhưng trước sau, chị can đảm chịu đựng, không để lộ bí mật. Ngày 23-1-1952, kẻ thù đã xử bắn chị Võ Thị Sáu tại Côn Đảo.
 
Nǎm 1993, Nhà nước ta đã truy tặng chị Võ Thị Sáu danh hiệu lực Anh hùng lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công hạng nhất.
Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh