Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Một số sự kiện trong ngày 5 tháng 1:
Thứ sáu: 07:25 ngày 06/01/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 5-1-1977, Tạp chí Học tập - cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Tạp chí Cộng sản theo Quyết định (số 01/NQ/TW) của Bộ Chính trị Ban chấp hành TW. Tạp chí Học tập ra đời từ đầu nǎm 1955. Trong 2 nǎm, tạp chí Học tập đã tuyên truyền chủ trương và quan điểm của Đảng, tích cực góp phần vào công tác lý luận và tư tưởng của Đảng, tǎng cường sự đoàn kết, nhất trí trong nhân dân trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng.

Bắt đầu từ tháng 1-1977, Tạp chí Cộng sản ra số đầu tiên.

* Ngày 5-1-1980. Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương lần thứ nhất tại Phnôm Pênh khẳng định sự đoàn kết chiến đấu và hợp tác giữa ba nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

* Bùi Kỷ là một học giả nổi tiếng, sinh ngày 5-1-1887, quê ở tỉnh Hà Nam, từ trần tại Hà Nội nǎm 1960.

Nǎm 1909, ông đậu cử nhân, nǎm 1910 đậu phó bảng. Từ đó, ông phục vụ trong ngành giáo dục. Sau cách mạng tháng Tám, ông làm Chủ tịch Hội vǎn hoá kháng chiến. Bùi Kỷ là một trí thức yêu nước, một nhà nghiên cứu uyên thâm, có công với vǎn học nước nhà vào giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ông đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu vǎn học dân tộc. Ông đã say mê khảo cứu các áng vǎn chương nôm khuyết danh như Trê Cóc, Trinh Thử, Hoa điểu tranh nǎng... Ông là người đầu tiên cùng với Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch và giới thiệu thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

*Nhà vǎn Thiếu Sơn, tên thật là Lê Sĩ Quý, sinh nǎm 1908, quê ở Hải Dương, mất ngày 5-1-1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết vǎn và nổi tiếng từ nǎm 1928.

Từ sau Cách mạng tháng Tám, ông tích cực phục vụ vǎn hoá dân tộc. Nǎm 1971 ông bị địch lưu đày ở Côn Đảo. Nǎm 1973 được trao trả tù binh cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Là một nhà vǎn yêu nước đi theo Cách mạng, Thiếu Sơn được bạn và đồng nghiệp yêu mến, kính trọng. Những tác phẩm chính của ông gồm có: Phê bình và khảo luận, Người bạn gái, Câu chuyện Vǎn học, Đời sống tinh thần giữa hai cuộc Cách mạng 1789 và 1945.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh