Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ khẩu chiến gay gắt vì S-400 của Nga
Thứ năm: 19:18 ngày 07/03/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có chủ quyền chứ không phải là nô lệ và có quyền chọn nhà cung cấp vũ khí cho mình.

Phát biểu trên Kanal 24 ngày 6/3, Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là nô lệ của Mỹ và để Mỹ quyết định hệ thống vũ khí nào Ankara có thể mua. Ông khẳng định hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ vẫn được tiến hành như kế hoạch.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Business Insider

Thổ Nhĩ Kỳ không phải nô lệ

Dù Mỹ không ngừng gia tăng sức ép, buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải hủy thương vụ S-400, nhưng quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn rất cứng rắn.

Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có chủ quyền và có quyền lựa chọn các đối tác thương mại cũng như các nhà cung cấp vũ khí. “Thương vụ đó đã được thực hiện. Điều đó sẽ không bao giờ được lật ngược lại. Không ai có thể bắt chúng tôi nuốt lời”.

“Chúng tôi là một quốc gia độc lập, không phải nô lệ”, ông Erdogan nói với Kanal 24.

Trong khi đó, Tướng Curtis Scaparrotti, người đứng đầu Bộ tư lệnh Mỹ tại châu Âu đã khuyến cáo Quốc hội Mỹ rằng, nều Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua S-400 của Nga, thì Mỹ nên hủy bàn giao F-35 cho Ankara.

“Nếu họ vẫn kiên quyết mua S-400 và triển khai hệ thống này trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, thì sẽ có vấn đề với F-35”. Sputnik dẫn lời ông Scaparrotti cho biết,

 “Lời khuyên quân sự tốt nhất của tôi là chúng ta sẽ không bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta không nên để F-35 hoạt động ở một nước đồng minh sử dụng hệ thống của Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không S-400. Với những gì tôi biết thì đó vẫn là một trong nhưng hệ thống có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay”.

Viện lý do cần phải bảo vệ tính tương tác giữa các hệ thống vũ khí của NATO và để che giấu các bí mật kỹ thuật của vũ khí Mỹ với Nga, đặc biệt là F-35, Mỹ đã sử dụng chính sách ngoại giao ép buộc, để buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải hủy thương vụ S-400 với Mỹ.

Mỹ cũng cho rằng, thay vì mua S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nên chi 3,5 tỷ USD mua hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Trước đây Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần từ chối đề xuất này, nhưng gần đây lại nói rằng có thể xem xét nếu các điều kiện phù hợp.

“S-400 vẫn là vấn đề đối với tất cả các máy bay của chúng ta, đặc biệt là F-35”. Ông Scaparrotti nói trước Ủy ban quân vụ thương viện Mỹ ngày 6/3.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua cả S-500

Sức ép của Mỹ không những không khiến Thổ Nhĩ Kỳ hủy thương vụ mua S-400 của Nga mà thậm chí Ankara còn đang xem xét mua hệ thống phòng không được nâng cấp lên thế hệ tiếp theo, S-500. Hệ thống S-500 dự kiến sẽ phục vụ trong quân đội Nga vào khoảng năm 2020.

Hiện S-500 vẫn chưa hoạt động đầy đủ trong quân đội Nga, nhưng được cho là có năng lực tương đương với Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) một khi đi vào hoạt động năm 2020.

Tổng thống Erdogan cũng nhấn mạnh, Mỹ không nên cố trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các biện pháp thương mại.

Mỹ nhiều lần dọa trừng phạt theo đạo luật CAATSA (đạo luật chống lại đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt) nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết mua S-400 của Nga.

Ngoài S-400, Tổng thống Erdogan cũng có những bình luận cứng rắn với việc Mỹ rút khỏi Syria.

“Nếu Mỹ định đưa vũ khí ra khỏi Syria, họ có thể làm điều đó, nhưng nếu không đưa vũ khí ra khỏi Syria, thì hãy đưa chúng cho Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải những kẻ khủng bố”, ông Erdogan nói trên Kanal 24.

Thổ Nhĩ Kỳ coi những tay súng người Kurd liên kết với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) mà Mỹ hậu thuẫn là khủng bố.

Trong lộ trình rút các lực lượng khỏi Syria, Mỹ cũng đang cân nhắc liệu có rút cả vũ khí hay sẽ để lại cho những người Kurd tiếp tục chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay không.

Nguồn VOV (Theo Sputnik, RT)

Tin cùng chuyên mục