Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Washington tuyên bố lấy tiền của Nga cho Ukraine tái thiết, vì Moscow phải có trách nhiệm với Kiev sau khi gây ra cuộc xung đột quân sự ở nước này.
Hôm 14/4, phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Hoa Kỳ - Ukraine, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland tuyên bố rằng, Washington có kế hoạch chuyển vốn bị tịch thu từ các doanh nhân Nga cho Kiev, đồng thời tham gia thảo luận về số phận tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga.
“Tháng 2/2023, chúng tôi đã công bố đợt đầu tiên trị giá 5,4 triệu dollars trong quyền hạn này để tịch thu từ các quỹ tư nhân, các thông báo tiếp theo sẽ được đưa ra” - bà Nuland cho biết.
Được biết, vào tháng 2/2023, chính quyền Hoa Kỳ đã tịch thu 5.379.876 dollars và 94 cent từ tài khoản của ông Konstantin Malofeev - Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn truyền thông Nga Tsargrad, tại ngân hàng Sunflower Bank.
Nhà tài phiệt Nga này đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 2 năm 2014.
Sau đó, vào ngày 06/48/2022, nhà tài phiệt này lại bị Mỹ tố với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt, “lén lút mua và điều hành các hãng truyền thông khắp châu Âu”.
Vị quan chức ngoại giao Mỹ còn cho biết thêm, Washington cũng sẽ thảo luận về số phận của khoảng 300 tỷ dollars của Ngân hàng Trung ương Nga mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh Liên minh châu Âu đã đóng băng.
Theo quan điểm của bà, Moscow có nghĩa vụ phải tham gia tài trợ cho việc tái thiết Ukraine do cuộc xung đột quân sự mà Nga đang gây ra ở nước này. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), sẽ cần số tiền 411 tỷ dollars dành cho việc tái thiết lại đất nước này trong 10 năm tới.
“Chúng tôi đang thảo luận để đảm bảo rằng Nga sẽ phải chi trả cho tất cả những điều này” - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tuyên bố
Được biết, Liên minh châu Âu hiện đang phong tỏa số tiền lên tới gần 300 tỷ euro của Nga tại các nước châu Âu. Trong đó, Bỉ là nước đứng đầu với số tiền khổng lồ lên tới hơn 250 tỷ, tiếp theo là Italia (2,3 tỷ euro), Đức (2,2 tỷ euro), Áo (gần 1,8 tỷ euro), Hungary (gần 1 tỷ euro)…
Trong khoảng thời gian gần 1 năm chờ Mỹ và Liên minh châu Âu tìm cơ chế để chuyển tiền của Nga cho Ukraine, các nước châu Âu cũng đã kiếm lời hàng tỷ euro từ số tiền của Nga bị đóng băng tại các nước này, thông qua cơ chế gọi là “cơ cấu lưu ký quốc tế Euroclear”.
Cơ cấu lưu ký quốc tế Euroclear được vận hành trên khắp lãnh thổ các nước thuộc Liên minh châu Âu, các khoản thanh toán trên phiếu giảm giá và trái phiếu đang đáo hạn sẽ làm tăng lượng tiền trong cơ cấu tài chính này. Cùng với đó là các khoản đầu tư ngoài lưu trữ.
Ví dụ như báo cáo của Bộ Tài chính Bỉ cho biết, trong năm 2022, nước này đã thu hoạch được khoản lợi tức bất ngờ là 625 triệu euro (gần 700 triệu USD) tiền lời nhận được do thuế đánh vào lãi suất từ các tài khoản và tài sản của Nga bị đóng băng ở nước này, trong tổng số 821 triệu euro tiền lãi mà các nước châu Âu đã kiếm được từ cơ cấu Euroclear.
Nguồn giaoducthoidai