Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Mỹ, Trung đổ hàng tỷ USD chạy đua phát triển vaccine
Chủ nhật: 17:23 ngày 03/05/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các nước trên thế giới đang chi hàng chục tỷ USD trong nỗ lực chạy đua phát triển vaccine cho quốc gia họ, thay vì nỗ lực quốc tế.

Các quốc gia trên thế giới đang đầu tư hàng tỷ USD vào các công ty dược phẩm để hỗ trợ phát triển, thử nghiệm lâm sàng và sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19, làm lu mờ nỗ lực phối hợp toàn cầu, Nikkei Asia Review cho biết.

Cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến của Mỹ (BARDA) đã rót 1,2 tỷ USD trong cuộc săn lùng vaccine kể từ đầu tháng 3, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh ở Mỹ.

BARDA được thành lập vào năm 2006, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh để giúp bảo vệ nước Mỹ khỏi nạn khủng bố sinh học và các mối đe dọa khác.

BARDA đang đầu tư không chỉ vào vaccine mà còn cả chuỗi cung ứng của họ, để chúng cho thể được nhanh chóng phân phối cho công chúng sau khi được phê duyệt. Cơ quan này cũng cam kết hơn 1 tỷ USD với Johnson & Johnson để xây dựng năng lực cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine.

Các nước lớn đều muốn sở hữu vaccine riêng của họ, thay vì hợp tác cùng nhau để phát triển. Ảnh: Reuters.

Công ty công nghệ sinh học Moderna đã được BARDA trao giải thưởng trị giá 483 triệu USD cho loại vaccine mà công ty này đang thử nghiệm. Cơ quan này được cho là đã cam kết mua sản phẩm với số lượng lớn ngay cả trước khi hiệu quả của vaccine được xác nhận.

Mỹ đặt mục tiêu có hàng trăm liều vaccine vào tháng 1/2021, theo bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh Truyền nhiễm quốc gia, thành viên lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng.

Các quốc gia khác cũng đang tăng cường hỗ trợ phát triển vaccine. Tại Trung Quốc, 3 công ty và viện nghiên cứu được cho là đang nhận được sự hỗ trợ của chính phủ trong việc phát triển, thử nghiệm lâm sàng và sản xuất vaccine.

Đất nước này đã ưu tiên tính hiệu quả của vaccine và giảm bớt một số quy định về an toàn, cho phép họ tiến nhanh. Cansino Biologics đã trở thành đơn vị đầu tiên trên thế giới tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, đó là đánh giá hiệu quả. Mục tiêu của họ là thương mại hóa vaccine vào cuối năm, một kỳ tích có thể thúc đẩy các đầu mối ngoại giao của Trung Quốc.

Anh đã công bố khoản đầu tư trị giá hơn 25 triệu USD cho Đại học Oxford để hỗ trợ cho dự án phát triển vaccine của họ. Đại học Oxford cũng đã công bố chương trình hợp tác với AstraZeneca, một công ty dược phẩm sinh học với mục đích phân phối 100 triệu liều vaccine vào cuối năm và ưu tiên cho Anh.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang hành động, cung cấp 88 triệu USD cho một nhà sản xuất vaccine của Đức, trong nỗ lực nhằm đảm bảo công ty này ưu tiên EU hơn Mỹ. Nhưng EU thiếu một cơ quan chuyên trách về vaccine có thể làm chậm nỗ lực của họ.

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế Nhật Bản đã mở rộng hỗ trợ cho các nhà phát triển vaccine trong nước, dù hạn chế về quy mô. Do sự không chắc chắn về vaccine do nước ngoài sản xuất sẽ đến Nhật Bản một cách nhanh chóng. Điều đó đã thúc đẩy họ trợ giúp các nhà sản xuất trong nước.

Nguồn Zingnews

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh