Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Năm 2025: Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội
Thứ tư: 15:44 ngày 20/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 19.11, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng, Trần Văn Chiến đồng chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11, tập trung đóng góp ý kiến tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và cho ý kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11.

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Năm 2024 được tỉnh xác định là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch năm 2024.

Bà Nguyễn Đài Thy – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND phát biểu tại hội nghị

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước đạt 64.500 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tỷ trọng nông - lâm - thuyr sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 18,9% - 45% - 31,4%. GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 4.250 USD.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 44.310 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 36% GRDP.

Ông Văn Tiến Dũng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội nghị.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 6,65 tỷ USD, vượt 2% so với kế hoạch. Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng như: chất dẻo (plastic) nguyên liệu, hàng dệt may, vải các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng… riêng nhóm xơ, sợi dệt các loại giảm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 5,69 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng phục hồi tốt, tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, tạo động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng.

Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định, diện tích cây trồng xuống giống tăng so với cùng kỳ; các kế hoạch sản xuất mùa vụ, kế hoạch khuyến nông, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xây dựng và ban hành kịp thời.

Các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm thực hiện, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mang lại giá trị cao cho ngành. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 259.948 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Diện tích chuyển đổi ước đạt 1.500 ha, bằng 93% so với cùng kỳ.

Nông dân phấn khởi thu hoạch đậu phộng.

Sản xuất công nghiệp dần phục hồi, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,4% do nhu cầu tiêu dùng tăng từ thị trường, một số doanh nghiệp mở rộng quy mô và bổ sung năng lực mới.

Năm 2024, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 14,2%, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 37,1%; trong đó nhóm sản phẩm tăng như: nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

Công nhân làm việc tại nhà máy dệt Công ty cổ phần dệt Trần Hiệp Thành (thị xã Trảng Bàng)

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt và vượt dự toán (vượt 10,4% dự toán), trong đó có 11/15 khoản thu nội địa đạt từ 100% trở lên so với dự toán, 9/9 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách Nhà nước đạt trên 100% dự toán. Ước tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 12.249 tỷ đồng, đạt 110% dự toán được giao, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

 Nông dân thu hoạch đậu phộng.

Ngoài ra, Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo, định hướng xử lý các vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Các chính sách về an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho người dân luôn được quan tâm, nhất là các đối tượng gặp khó khăn, thiếu hoặc mất việc làm. Quốc phòng - an ninh bảo đảm, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác đối ngoại luôn được quan tâm thực hiện.

Năm 2025: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8%

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro đan xen tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Trịnh Ngọc Phương – Giám đốc Sở Tài chính phát biểu tại hội nghị

UBND tỉnh đề ra mục tiêu năm 2025: tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8%. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của tỉnh.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo nhân lực các ngành, lĩnh vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của Nhân dân.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực, chủ động triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại.

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị

Để đạt được mục tiêu trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị các sở, ngành địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: rà soát phân loại các mức độ hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội 11 Đảng bộ tỉnh, để đề ra các giải pháp, phấn đấu đạt ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra.

Tập trung chỉ đạo hoàn thành các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án có tiến độ hoàn thành năm 2025; tạo điều kiện hỗ trợ cho các dự án đầu tư tư đã có chủ trương đầu tư, nhất là hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý để các dự án đầu tư tư này triển khai đúng tiến độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Quan tâm, rà soát lại các chính sách hỗ trợ, để triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với các thành phần kinh tế, nhất là tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, các doanh nghiệp được thành lập mới nhiều hơn, các dự án của thành phần kinh tế được triển khai tốt hơn.

Tập trung thực hiện tốt các công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với dự án thành phần 4 đối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và dự án đường Hồ Chí Minh, đây là dự án xương sống, trọng điểm, năm 2025 phải bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh và quốc gia, đề nghị các đơn vị quan tâm thực hiện.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số; thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc…

Năm 2025, dự kiến chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8%. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 4.550 USD. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 115 triệu đồng/ha. Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP: nông - lâm - thuỷ sản đạt 18%-19%; công nghiệp - xây dựng đạt 46-47%; dịch vụ đạt 31-32%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 37%.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 12.440 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bằng 36% GRDP. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 10%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8%.

                                                                                                            Nhi Trần

Tin cùng chuyên mục