Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nạn bạo hành y tế gia tăng
Thứ năm: 09:12 ngày 21/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
41% y tá là nạn nhân của ức hiếp và lăng mạ, 27% từng chứng kiến bạo lực, 63% cho biết không được giải quyết thỏa đáng.

"Nếu bạn hỏi những y tá cấp cứu, họ sẽ nói mỗi ca trực đều xảy ra bạo lực", Patti Kunz Howard, chủ tịch Hiệp hội Y tá Cấp cứu Mỹ, nói. "Đây là một thách thức rất thực tế trong môi trường y tế. Sự an toàn của nhân viên y tế không còn được đảm bảo". 

Y tá tuyến đầu, đặc biệt những y tá làm việc trong phòng cấp cứu cho biết bệnh viện là một môi trường làm việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Tình trạng lạm dụng lời nói, bạo hành thể chất diễn ra với tần suất cao. Phần lớn y tá, đặc biệt các y tá trẻ, thường xuyên làm việc trong tình trạng kiệt sức.   

Ngày càng nhiều người Mỹ chọn ngành điều dưỡng do cơ hội việc làm phong phú, lương cao, mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Song tình trạng bạo hành y tế khiến họ lo ngại về tính an toàn tại nơi làm việc. Hầu hết y tá cho biết họ hài lòng với lựa chọn nghề nghiệp, song chỉ một số rất ít hài lòng với chất lượng công việc, theo một khảo sát gần đây của AMN Healthcare. 

Trong bối cảnh phong trào #MeToo chống lại quấy rối, tấn công tình dục ngày càng mạnh mẽ, các y tá đang yêu cầu chủ lao động thay đổi cách xử lý tình trạng bạo lực, lăng mạ. 

"Bạo hành y tế được nhân viên y tế chấp nhận như một phần của công việc trong nhiều năm, song nhiều người đang dần nhận ra không ai đáng phải trải qua cảm giác lo sợ nơi làm việc", ông Pattti nói. "Không một nhân viên nào có thể làm việc hiệu quả nếu luôn phải lo lắng bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đe dọa".   

Y tá Randee Litten từng bị một bệnh nhân nữ đấm vào mặt khi đang cố gắng lấy máu cho anh ta tại Bệnh viện St. Joseph, California. Hậu quả, một bên mắt cô thâm tím.

21% nhân viên y tế tại Mỹ bỏ nghề do áp lực bạo hành. Ảnh: Newshub

Nhiều chuyên gia cho biết không ngạc nhiên với tỷ lệ bạo hành y tế cao, và thêm rằng kết quả khảo sát trên còn ít hơn thực tế. 

"Nhiều y tá đã quen với những lời lăng mạ hay những bạo hành thể chất, vì thế không chia sẻ hoặc tìm sự giúp đỡ", Randee nói. "Chúng tôi từng chỉ chấp nhận thực tế này như một phần của công việc, nhưng bây giờ tình trạng bạo hành y tế ngày càng phức tạp, mức độ nghiêm trọng cao hơn, nên y tá chúng tôi đang cố gắng đoàn kết với nhau, báo cáo các trường hợp lăng mạ, bạo lực".  

Anna Dermenchyan, thành viên kỳ cựu của hội đồng quản trị Hiệp hội Y tá Chăm sóc Đặc biệt, miêu tả y tá là một nghề "nguy hiểm". 

Tần suất xảy ra bạo lực tại các khoa chăm sóc đặc biệt và điều trị bệnh cấp tính ngày càng cao. "Phần lớn các trường hợp xảy ra do bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gây nên, song nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ y tá và bác sĩ", bà cho hay.  

Y tá là đối tượng dễ bị xúc phạm, đánh đập nhất, vì họ là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong thời gian dài, song không phải lúc nào cũng đề phòng, cảnh giác. Phần lớn nhân viên y tế, bác sĩ không được đào tạo kỹ năng đề phòng, xử lý tình huống bạo lực bất ngờ. 

"Tại Mỹ, 21% số y tá đã rời ngành do bị đe dọa, xúc phạm. Với tôi, đây là một sự mất mát khó chấp nhận đối với ngành y tế và toàn xã hội", bà nói. 

Nguồn VNE (Theo CBS News)

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục