Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao chất lượng công tác tư pháp trong tình hình mới
Thứ tư: 21:18 ngày 27/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ngày 25.12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ (2021-2026). Chủ trì hội nghị có ông Trần Lưu Quang- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Lê Thành Long- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Võ Đức Trong- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Thành Luỹ- Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Chủ trì hội nghị có ông Trần Lưu Quang- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Lê Thành Long- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Võ Đức Trong- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Thành Luỹ- Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2024.

Công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bộ, ngành Tư pháp đã triển khai toàn diện, đồng bộ các mặt công tác, bám sát phương châm hành động nhiệm kỳ, từng năm của Chính phủ, chính quyền các địa phương. Hệ thống pháp luật của nước ta tiếp tục được hoàn thiện; kịp thời thể chế hoá đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng; chất lượng hệ thống pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tiếp tục được đổi mới.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 2.198 VBQPPL. Các địa phương đã ban hành 12.873 VBQPPL cấp tỉnh, 7.891 VBQPPL cấp huyện và 5.4733 VBQPPL cấp xã. Riêng năm 2023, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 515 VBQPPL. Các địa phương đã ban hành 3.763 VBQPPL cấp tỉnh, 2.523 VBQPPL cấp huyện và 1.750 VBQPPL cấp xã.

Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đặc biệt theo yêu cầu của Đảng đoàn Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội khoá XV, được Quốc hội và cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn ngành Tư pháp tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 37.153 VBQPPL; trong đó năm 2023 tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 6.075 văn bản quy phạm pháp luật. 

Công tác thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính tiếp tục được quan tâm, đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến, nhất là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống nhanh, hiệu quả, tiết kiệm. Năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 436.362 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 32.200.000 lượt người; 10.936 cuộc thi cho hơn 11.400.000 lượt người dự thi; phát hơn 44 triệu tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Các hoà giải viên đã tiếp nhận 90.522 vụ việc, tỷ lệ hoà giải thành trung bình 84,7%.

Ông Võ Đức Trong- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự tại điểm cầu Tây Ninh.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Thi hành án dân sự (THADS) được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng chuyên nghiệp; kết quả thi hành án hằng năm đều tăng, đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cơ quan THADS thi hành xong 1.609.462 việc, với trên 211.073 tỷ đồng. Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã thi hành xong hơn 6.856 việc, với hơn 40.488 tỷ đồng. Riêng năm 2023, công tác THADS đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Trong năm, các cơ quan THADS thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%), đạt 83,24% (tăng 0,74%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,74% so với chỉ tiêu được giao. Đã thi hành xong hơn 89.505 tỷ đồng, tăng 14.264 tỷ đồng (tăng 18,96%), đạt 46,44% (tăng 1,03%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu được giao.

Việc triển khai các nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực quản lý của bộ, ngành Tư pháp đạt được nhiều kết quả ấn tượng, nhất là việc xây dựng, triển khai dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và thực hiện số hoá sổ hộ tịch. Tính đến nay, đã có 54/63 tỉnh, thành phố đang triển khai thực hiện số hoá sổ hộ tịch theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP, số sổ hộ tịch đã được số hoá là 2.524.892 sổ với gần 50 triệu dữ liệu, trong đó, đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 36 triệu dữ liệu.

Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, thừa phát lại, quản lý thanh lý tài sản tiếp tục được đổi mới, đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Tư pháp đã cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư cho 3.583 trường hợp; cấp và gia hạn giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho 175 luật sư nước ngoài; các luật sư đã thực hiện 328.754 vụ việc; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 438 công chứng viên; các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng 21.354.779 hợp đồng, giao dịch, bản dịch và các loại việc khác, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hoặc nộp thuế hơn 1.012 tỷ đồng…

Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) đạt được nhiều kết quả nổi bật, lần đầu tiên thiết lập cơ chế trực TGPL trong điều tra hình sự và tại Toà án trên toàn quốc, TGPL thực hiện trong cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, có trợ giúp viên pháp lý hạng 1. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các trung tâm TGPL thực hiện 83.389 vụ việc; trong đó có 67.748 vụ việc tham gia tố tụng (chiếm khoảng 77% tổng số vụ việc); riêng năm 2023, tiếp nhận 38.371 vụ việc TGPL, đã kết thúc 33.013 vụ việc TGPL cho 33.013 lượt người (tăng 19% so với năm 2022), trong đó, tham gia tố tụng là 25.506 vụ việc…

Đại diện các sở, ban, ngành liên quan dự hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2023.

Nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tư pháp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như chất lượng công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật chưa cao; tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết có hiệu lực chưa được khắc phục triệt để; hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp chưa được như mong muốn; vẫn còn tình trạng vi phạm trong một số lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, lý lịch tư pháp; việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy cơ quan Tư pháp gặp nhiều khó khăn; bất cập giữa việc gia tăng khối lượng công việc nhưng biên chế ngày càng phải cắt giảm; số vụ việc thi hành án chuyển kỳ sau vẫn còn cao; hiệu quả thi hành án hành chính chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm công vụ của một số cán bộ tư pháp, pháp chế còn hạn chế; chưa tham mưu đầy đủ, kịp thời và hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ và trong quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực công tác. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong một số trường hợp triển khai thực hiện công tác tư pháp còn chưa kịp thời, chặt chẽ. Thời gian qua, khối lượng công việc phát sinh rất nhiều, với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và đánh giá cao những kết quả bộ, ngành Tư pháp đạt được trong những năm qua cũng như chia sẻ những khó khăn, áp lực của ngành Tư pháp. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị thời gian tới, bộ, ngành Tư pháp tiếp tục xây dựng thể chế pháp luật kịp thời và có chất lượng; nghiên cứu, đề xuất sửa Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14.5.2016 của Chính phủ, tính toán, sửa đổi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; thẩm định các đề nghị, dự án, dự thảo trình Chính phủ, Quốc hội với các quy định kịp thời; nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật, phải đưa pháp luật vào cuộc sống, tăng cường giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thấm vào mỗi người dân.

Đối với công tác xây dựng ngành, cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp đội ngũ cán bộ chuyên tâm công tác, không xáo trộn tâm lý, giữ được niềm tin, vị trí công việc, hình ảnh, truyền thống vẻ vang của ngành; người lãnh đạo phải là tấm gương, hình ảnh mẫu mực, để làm ví dụ về niềm tin, sự tử tế và nguồn năng lực truyền cảm hứng. Công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số cần thực hiện tốt hơn.

Thiên Di

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục