Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chấn chỉnh công tác quản lý đất lúa
Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương
Chủ nhật: 10:21 ngày 26/11/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sự quyết liệt chỉ đạo của UBND tỉnh được coi như liều thuốc để những thửa đất lúa bị bỏ hoang, không canh tác hay bị chuyển mục đích trái phép “ hồi sinh” phát huy giá trị hiệu quả do đất mang lại từ canh tác đất.

Trước việc UBND tỉnh ban hành Công văn 3681/UBND-KT ngày 14.11.2023 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất lúa trên địa bàn tỉnh.  Đây được xem là một chỉ đạo nghiêm khắc của tỉnh về công tác quản lý sử dụng đất lúa ở cấp địa phương, nhất là chính quyền cấp xã phải nêu cao trách nhiệm quản lý nhà nước của mình trong công tác quản lý đất lúa tại địa phương.

Hiện nay do nhiều yếu tố nên có khá nhiều đất lúa bị bỏ hoang, không canh tác. Ảnh minh hoạ

Không để đất “ chết” !

Công văn 3681/UBND –KT ngày 14.11 của UBND tỉnh đã nhấn mạnh giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức phối hợp, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn bảo đảm chặt chẽ, đúng thủ tục và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và đúng theo quy định pháp luật.

Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm bỏ hoang đất trồng lúa, lấn chiếm, chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây cất nhà trái phép trên đất trồng lúa trên địa bàn; kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp xây dựng nhà ở, hạ tầng hình thành khu dân cư mới trái phép trên đất trồng lúa…

Có thể thấy rằng, thời điểm sốt đất, nhiều đối tượng đã lợi dụng các “ kẻ hở” về quy định tách thửa để xẻ thịt đất nông nghiệp nói chung, đất lúa nói riêng. Không ít diện tích đất lúa bị giới đầu cơ đất “ xẻ thịt” ra rừng mảnh đất chỉ cần đủ diện tích tối thiểu theo quy định nhằm mục đích “ phân lô, bán nền”. Tỉnh đã siết chặt vấn đề này thời gian quan hiệu quả và tình trạng “ xẻ thịt” đất nông nghiệp nhằm mục đích “ phân lô, bán nền” đã không còn rộ như thời điểm sốt đất.

Hệ luỵ của cơn sốt đất để lại hiện nay có thể thấy rõ hơn bao giờ hết, không khó để tìm kiếm những thửa đất nhỏ vốn là đất lúa được cắm cọc phân thành từng lô …nhưng hiện tại không canh tác lúa hay bất cứ loại hoa màu nào để phát huy hiệu quả mà để hoang cho cỏ dại mọc khiến nhiều người gọi đùa những thửa đất như trên là “ đất chết”! Trước kia những thửa đất lúa có diện tích rộng sản xuất lúa hiệu quả nhưng sau khi bị “ xẻ thịt” thành từng những thửa nhỏ với nhiều chủ sở hữu khác nhau dẫn nến đất trồng lúa bị bỏ phí.

Trao đổi với chủ một diện tích trồng lúa có diện tích khoảng 1000m2  tại xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu về lý do,  sao không canh tác lúa hay hoa màu gì mà để bỏ hoang đất?. Người chủ đất này lắc đầu ngao ngán chia sẻ, trước đây khi cơn sốt đất lên cao, anh cũng gom tiền mua thửa đất lúa này để đầu cơ kiếm lời nhưng nay đất bán không ai mua.

Hơn nữa, diện tích đất lúa của anh được kiểm kê, đưa vào danh sách bảo vệ nên không thể chuyển mục đích lên đất ở do không có quy hoạch cho chuyển đất ở. Với một công đất, trồng lúa thì mỗi vụ bao nhiêu, còn chuyển đổi cơ cấu sang loại cây trồng khác thì không có thời gian và chưa chắc mang lại hiệu quả nên anh đành bỏ không đất.

Rõ ràng hệ luỵ của việc sốt đất và tình trạng xẻ thịt đất nông nghiệp, trong có có đất lúa nhằm mục đích “phân lô, bán nền” là những thửa đất lúa có diện tích nhỏ bị bỏ hoang không phát huy giá trị nào từ đất lúa mang lại khiến các thửa đất lúa bị bỏ hoang không canh tác trở thành “ đất chết” một cách đau lòng.

Chính vì thế mà việc UBND tỉnh chỉ đạo đạo xử lý nghiêm bỏ hoang đất trồng lúa, lấn chiếm, chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây cất nhà trái phép trên đất trồng lúa trên địa bàn; kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp xây dựng nhà ở, hạ tầng hình thành khu dân cư mới trái phép trên đất trồng lúa.

Sự quyết liệt chỉ đạo của UBND tỉnh được coi như liều thuốc để những thửa đất lúa bị bỏ hoang, không canh tác hay bị chuyển mục đích trái phép “ hồi sinh” phát huy giá trị hiệu quả do đất mang lại từ canh tác đất.

UBND cấp xã cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với đất lúa, trong đó có việc chuyển đổi mục đích đất lúa sang đất ở. Ảnh minh hoạ

Địa phương cần phải nâng cao trách nhiệm

Theo ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành gồm: Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13.4.2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11.7.2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13.12.2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Cần phải nhớ rằng, Bộ NN và PTNT không ban hành Thông tư cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang loại cây trồng có hiệu quả hơn, mà chỉ ban hành Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày 7.2.2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023. Trên cơ sở văn bản của Bộ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1624/QĐ-UBND ngày 8.8.2023 của UBND tỉnh  ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023.

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023, UBND các huyện tổng hợp gửi về Sở Nn và PTNT để tham mưu UBND tỉnh thực hiện báo cáo Bộ và đăng ký kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2024 trước ngày 30.11.2023.

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023: 1.467,84 ha (đất lúa 3 vụ: 4,68 ha; đất lúa 2 vụ: 382,67 ha; đất lúa 1 vụ: 1.080,49 ha), trong đó: chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm với tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là 839,47 ha (đất lúa 3 vụ: 0,70  ha; đất lúa 2 vụ: 352,57 ha; đất lúa 1 vụ: 486,20 ha)

Các loại cây trồng được chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất, thổ nhưỡng như khoai mì, bắp, rau các loại, đậu các loại…, hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi cao hơn từ 2-5 lần so với trồng lúa trên cùng đơn vị diện tích. Lợi nhuận bình quân các loại cây trồng tăng sau khi chuyển đổi như rau các loại (67 triệu đồng/ha/năm), bắp (45 - 50 triệu đồng/năm/vụ), khoai mì (35 triệu đồng/ha/vụ),...

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm với tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 619,06 ha (đất lúa 2 vụ: 25,77 ha; đất lúa 1 vụ: 593,29 ha). Các loại cây trồng được chủ yếu như sầu riêng, nhãn, mãng cầu, dừa, cao su,...; phù hợp kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh: phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển tốt, đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên chưa có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế.

Qua khảo sát các mô hình chuyển đổi trên diện tích đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm của các năm trước (đã cho sản phẩm), cây trồng phát triển tốt, năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người dân. Lợi nhuận bình quân các loại cây trồng tăng sau khi chuyển đổi: sầu riêng (426 triệu đồng/năm), măng cầu (190 triệu đồng/năm), cao su (30 triệu đồng/năm), ....

 Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

Mô hình chuyển đổi trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh rất ít. Tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 9,31 ha (đất lúa 3 vụ: 3,98 ha đất lúa 2 vụ: 4,33 ha; đất lúa 1 vụ: 01 ha). Tuy nhiên chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản chưa được người dân quan tâm, do khó khăn về địa hình, nguồn nước, tập quán canh tác của người dân và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Chuyển đổi sang cây trồng khác: 144,3 ha; trong đó: 58 ha cao su chuyển sang trồng chuối, mì; 44,7 ha mì chuyển sang các cây trồng khác như chuối, keo, cao su, sầu riêng; 38 ha mít chuyển sang trồng mì và 3,6 ha chuối chuyển sang trồng mít).

Trong thời gian tới, nhằm thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn bảo đảm chặt chẽ, đúng thủ tục và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và đúng theo quy định pháp luật.

Sở NN và PTNT sẽ phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện trong năm 2024 và đồng thời sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị UBND huyện tiếp tục thực hiện triển khai Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 11.6.2021 của UBND tỉnh công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Như vậy vấn đề ở đây cần phải nhìn nhận lại không phải là đối với đất lúa canh tác không hiệu quả, người dân phải chỉ phải được trồng đất lúa theo nhiều người hiểu mà người dân có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phù hợp với các thủ tục, quy định để mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với trồng lúa.

Vấn đề còn lại là chính quyền địa phương cấp xã cần phải tăng cường trách nhiệm công tác quản lý nhà nước đối với đất lúa trong thời gian tới và kiên quyết xử lý những hành vi sử dụng sai mục đích, cất nhà ở trái phép…đồng thời kiên quyết xử lý theo quy định những hành vi người sử dụng đất lúa để “ đất chết”. Đây là một yếu tố khá quan trọng để đất lúa “ hồi sinh” phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Thế Nhân

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục