Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Nga đẩy mạnh tấn công ở Kursk; Ukraine ‘chặn đứng’ bước tiến của Nga tại Kharkiv
Thứ ba: 10:22 ngày 22/10/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo Đài RT, ngày 20/10, Nga đẩy mạnh các đợt tấn công tại miền Đông Ukraine, mục tiêu là giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk chiến lược.

Ukraine tấn công sân bay quân sự, nhà máy thuốc nổ quan trọng của Nga

Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 20/10, lực lượng Ukraine đã tấn công cơ sở hạ tầng tại một sân bay quân sự ở vùng Lipetsk của Nga và một doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ ở vùng Nizhny Novgorod.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi giới chức Nga và một số kênh Telegram cho biết Ukraine đã nhắm mục tiêu vào các khu vực đó trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm. Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói rằng họ vẫn đang đánh giá mức độ thiệt hại.

Trong khi đó, quan chức Nga Dmitry Rogozin hôm 20/10 thừa nhận các cuộc tấn công của Ukraine buộc Hạm đội biển Đen phải di chuyển nhiều tàu chiến khỏi căn cứ hải quân ở thành phố cảng Sevastopol, bán đảo Crimea. Ông Rogozin là quan chức do Nga bổ nhiệm, phụ trách khu vực Zaporizhzhia. Người này từng là lãnh đạo cơ quan vũ trụ Nga.

“Nga cần nghiêm túc hơn trong việc phát triển máy bay không người lái, tổ chức các đơn vị máy bay không người lái quân sự cũng như phát triển hệ thống tác chiến điện tử và định vị vệ tinh. Hạm đội Biển Đen là một ví dụ. Các tàu lớn của chúng tôi trở thành mục tiêu cho máy bay không người lái của đối phương” - quan chức này lưu ý.

Ukraine nhiều lần tuyên bố các cuộc tấn công vào tàu chiến Nga ở biển Đen buộc Moscow phải điều tàu tới Novorossiisk. Theo ông Rogozin, Nga đã đi sau về công nghệ máy bay không người lái khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt năm 2022. Mặc dù đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng nước này cần phải tiến nhanh hơn, đặc biệt là tập trung vào chi tiêu vũ khí và thành lập các trung đoàn máy bay không người lái đặc biệt.

Ông Rogozin cũng nhận định các hệ thống dẫn đường vệ tinh và bề mặt có thể vượt qua chiến tranh điện tử có tầm quan trọng đặc biệt, cho phép nhắm mục tiêu chính xác.

Hạm đội Biển Đen của Nga buộc phải rút lui sau ‘trận mưa’ UAV Ukraine

Theo Ukrinform, ngày 21/10, Nga chính thức xác nhận việc tái triển khai Hạm đội Biển Đen sau hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhắm vào các tàu hải quân tại Crimea. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan phụ trách chính quyền chiếm đóng Nga tại tỉnh Zaporizhzhia, đã công khai thừa nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Moskovsky Komsomolets – một tờ báo thân Kremlin, tạo ra cú sốc đối với giới quan sát quân sự.

Theo ông Rogozin, các cuộc tấn công thành công của Ukraine đã buộc Moscow phải di dời phần lớn hạm đội của mình khỏi Crimea đến thành phố Novorossiysk, nằm ở vùng Krasnodar Krai của Nga. Novorossiysk, một cảng nằm cách xa tiền tuyến hơn, giờ đây trở thành căn cứ quan trọng của Hạm đội Biển Đen. Đây được xem là động thái thừa nhận công khai đầu tiên về sự suy yếu chiến lược của Nga tại Crimea sau hàng loạt thất bại do UAV của Ukraine gây ra.

Cuộc tấn công không ngừng của Ukraine đã làm lung lay vị thế của Nga tại Biển Đen, đặc biệt sau khi các cuộc không kích tầm xa của Kyiv đã tấn công thành công vào các mục tiêu trọng yếu của Moscow. Theo các nguồn tin quân đội Ukraine, khoảng 30% lực lượng của Hạm đội Biển Đen đã bị mất hoặc vô hiệu hóa, đẩy Nga vào tình thế phải điều chỉnh toàn bộ chiến lược phòng thủ và hoạt động hải quân.

Ông Rogozin thừa nhận rằng cuộc chiến này đã chứng kiến một "cuộc cách mạng quân sự-kỹ thuật" làm thay đổi cục diện chiến trường. Ông nhấn mạnh rằng hệ thống vũ khí truyền thống, bao gồm các tàu chiến lớn, đã trở thành mục tiêu dễ dàng trước sự tấn công linh hoạt và khó lường của các UAV hải quân Ukraine. Ông Rogozin nhấn mạnh: "Những con tàu lớn của chúng tôi đã trở thành mục tiêu dễ dàng cho các tàu không người lái của đối phương, buộc chúng tôi phải điều chỉnh hoạt động và thay đổi trụ sở chỉ huy của Hạm đội."

Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine gây thiệt hại cho lực lượng hải quân Nga. Từ khi cuộc xung đột toàn diện bắt đầu, Kyiv đã triển khai các cuộc tấn công có quy mô lớn nhắm vào tàu chiến Nga, gây tổn thất nặng nề. Những UAV nhỏ nhưng có sức hủy diệt lớn đã trở thành vũ khí lợi hại giúp Ukraine giành ưu thế trong nhiều cuộc giao tranh. Các cuộc tấn công vào Crimea – từng là căn cứ chủ lực của Hạm đội Biển Đen – đã khiến Moscow phải cân nhắc lại toàn bộ chiến lược.

Sự thay đổi này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, nơi mà các công nghệ quân sự mới đang định hình lại lối chơi truyền thống trên chiến trường. Trong khi các tàu chiến lớn từng là biểu tượng của sức mạnh hải quân Nga, giờ đây, chúng trở thành gánh nặng chiến lược trước những cuộc tấn công hiệu quả và linh hoạt từ phía Ukraine.

Hạm đội Biển Đen, từng là niềm kiêu hãnh của Nga, giờ đây phải đối mặt với một kỷ nguyên mới của chiến tranh – nơi các hệ thống vũ khí truyền thống đang dần mất đi giá trị trước sự vươn lên của công nghệ UAV tiên tiến.

Nga ‘dồn dập’ tấn công mặt trận miền Đông Ukraine, tiêu diệt hơn 100 UAV của Kiev

Theo Đài RT, ngày 20/10, Nga đẩy mạnh các đợt tấn công tại miền Đông Ukraine, mục tiêu là giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass chiến lược. Theo các nguồn tin thân Nga, lực lượng Nga hiện đang giao tranh ác liệt trên từng con phố ở ngoại ô thị trấn Selydove, một khu vực chiến lược nằm phía Đông Ukraine. Selydove, nơi từng có hơn 20.000 dân trước khi xung đột nổ ra, giờ đây trở thành chiến trường nóng bỏng khi Moscow quyết tâm siết chặt gọng kìm xung quanh các thị trấn thuộc Donetsk.

Đây được xem là bước tiến nhanh nhất của lực lượng Nga kể từ khi họ khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào tháng 3/2022. Tổng thống Vladimir Putin từ lâu đã tuyên bố sẽ giành toàn quyền kiểm soát vùng Donbass, một mục tiêu đang được tiến hành với những đợt tấn công khốc liệt. Theo Reuters, Nga hiện đã kiểm soát khoảng 80% Donbas, với 98,5% khu vực Luhansk và 60% khu vực Donetsk.

Trong khi Nga tiếp tục vây hãm Selydove, đẩy Ukraine vào thế phòng thủ căng thẳng, thì Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã tiêu diệt hơn 100 máy bay không người lái (UAV) của Kyiv trong đêm 20/10. Cụ thể, lực lượng phòng không Nga đã chặn hoặc bắn hạ tổng cộng 110 UAV đang nhắm mục tiêu vào nhiều cơ sở của Nga. Các vụ tấn công lớn nhất xảy ra tại vùng Kursk, gần biên giới Ukraine, nơi 43 UAV bị tiêu diệt. Ngoài ra, các UAV khác bị hạ tại Lipetsk, Oryol, Nizhny Novgorod, Belgorod và Bryansk.

Đặc biệt, một UAV của Ukraine đã tiếp cận gần Moscow nhưng bị phòng không Nga bắn hạ ngay trước khi có thể gây thiệt hại. Thị trưởng Moscow, Sergey Sobyanin, cho biết UAV này bị hạ ở phía Đông Nam thủ đô, nhưng không có báo cáo về thương vong hay thiệt hại.

Đợt tấn công bằng UAV của Ukraine vào sâu lãnh thổ Nga được cho là nhắm vào các cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng chiến lược khác. Những cuộc tấn công này, theo các nhà phân tích, là nỗ lực của Kyiv nhằm làm suy yếu tiềm lực chiến tranh của Nga, trong bối cảnh Moscow đang đẩy mạnh các chiến dịch trên chiến trường.

Cục diện chiến trường miền Đông Ukraine hiện đang bước vào một giai đoạn căng thẳng, với những cuộc đối đầu trực tiếp trên đường phố và việc sử dụng UAV trở thành chiến lược ngày càng phổ biến trong các cuộc tấn công qua biên giới.

Moscow đạt tốc độ tấn công ‘kỷ lục’ tại chiến trường miền Đông Ukraine

Theo đài RT, trong hơn một tháng qua, lực lượng Nga đã đạt tốc độ tiến công nhanh chưa từng thấy kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bùng nổ vào đầu năm 2022. Theo các dữ liệu nguồn mở, bất chấp những nỗ lực kiên cường của quân đội Kiev, các đơn vị Nga đang dần mở rộng quyền kiểm soát tại nhiều khu vực quan trọng ở miền Đông Ukraine. Trọng tâm của chiến dịch này chính là vùng Donbas, nơi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ giành toàn quyền kiểm soát.

Tại khu vực Donetsk, nơi đang diễn ra các trận đánh ác liệt, quân đội Nga đã bao vây và dần thắt chặt vòng vây quanh nhiều thị trấn, buộc các đơn vị Ukraine phải rút lui từng bước. Selydove, một thị trấn có hơn 20.000 dân trước xung đột, hiện đang trở thành chiến trường nóng bỏng trong cuộc tấn công của Moscow. Theo blogger quân sự nổi tiếng Yuri Podolyaka, các cuộc giao tranh tại đây diễn ra dữ dội và ngày càng gia tăng. Ông cho biết: “Các đợt pháo kích liên tiếp nhắm vào Selydove đã kéo dài trong nhiều ngày qua, đẩy lực lượng Ukraine vào thế phòng thủ chật vật.”

Trong khi đó, Deep State, một nhóm phân tích có liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine, báo cáo rằng các lực lượng Kiev vẫn bám trụ tại Selydove, mặc dù tình hình đang trở nên rất khó khăn. Họ cho biết, quân đội Ukraine đang phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tiếp từ phía Nga, và chỉ còn một tuyến đường duy nhất kết nối thị trấn với bên ngoài. Trang tin RusVesna, thân Nga, khẳng định rằng quân đội Moscow đã cắt đứt gần như toàn bộ tuyến hậu cần của Ukraine, tạo ra áp lực lớn lên các đơn vị phòng thủ tại đây.

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, trong một báo cáo phát hành vào tối ngày 20/10, cho biết họ đã đẩy lùi 41 cuộc tấn công của Nga xung quanh các thị trấn và làng mạc, bao gồm cả Selydove. Dù vậy, bốn trận đánh lớn vẫn tiếp diễn, làm căng thẳng trên chiến trường không hề thuyên giảm. Các đơn vị Ukraine phải đối mặt với sức ép từ phía Nga khi Moscow quyết tâm giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực này.

Theo các báo cáo, Nga hiện đang nắm quyền kiểm soát khoảng 80% vùng Donbas, trong đó bao gồm 98,5% tỉnh Lugansk và 60% tỉnh Donetsk. Dọc theo tiền tuyến dài 1.000 km, quân đội Nga đã bố trí lực lượng tại nhiều khu vực chiến lược như Pokrovsk và Kurakhove, tạo ra thế bao vây nguy hiểm đối với các lực lượng Ukraine.

Cuộc xung đột, kéo dài suốt hai năm rưỡi, đang tiến vào giai đoạn quyết định. Nga đẩy mạnh tốc độ tấn công, trong khi Ukraine cố gắng chống đỡ và bảo vệ những phần lãnh thổ còn lại tại Donbas. Đây là thời điểm quan trọng không chỉ với cả hai bên tham chiến mà còn với phương Tây. Ukraine mong muốn gia nhập NATO, xem đó là chiếc chìa khóa cho sự bảo vệ và hỗ trợ lâu dài. Tuy nhiên, lời kêu gọi này đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Nga, khi Moscow cho rằng việc Ukraine trở thành thành viên NATO là một điều “không thể chấp nhận.”

Trong khi đó, các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và các đồng minh NATO, đang tỏ ra thận trọng. Dù cam kết hỗ trợ Ukraine cả về mặt quân sự và tài chính, các quốc gia này vẫn chưa công khai ủng hộ lời mời gia nhập NATO ngay lập tức mà Tổng thống Volodymyr Zelensky đề xuất. Thay vào đó, họ tìm kiếm một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột, khi cuộc chiến đã kéo dài hơn dự kiến và ngày càng tiêu tốn nhiều nguồn lực.

Nga đang hy vọng vào một kết quả có lợi từ chiến trường, trong khi Ukraine không từ bỏ nỗ lực phản công để giữ vững các vùng đất chiến lược. Cả hai bên đều đứng trước một ngã rẽ quan trọng trong cuộc chiến dài hơi, khi mà sự can thiệp của cộng đồng quốc tế có thể thay đổi cục diện bất kỳ lúc nào.

Nguồn congthuong

Tin cùng chuyên mục