Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,3%
Thứ sáu: 09:32 ngày 14/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chiều 13-7, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức họp báo ở Hà Nội công bố báo cáo "Điểm lại" về tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2017.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức họp báo công bố báo cáo điểm lại kinh tế Việt Nam tại Hà Nội chiều 13-7 - Ảnh: Q. TR.

Theo báo cáo, Ngân hàng Thế giới ghi nhận kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, dần lấy lại đà tăng trưởng trong nửa đầu năm 2017. 

Báo cáo cho biết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khôi phục từ cuối năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 5,7% trong nửa đầu năm 2017, đồng thời chỉ giá tiêu dùng ở mức thấp và lạm phát duy trì cơ bản ở mức dưới 2%.

Ngành dịch vụ - hiện chiếm hơn 40% GDP - tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nay nhờ vào những kết quả khả quan trong thương mại bán lẻ do tốc độ tăng tiêu dùng trong nước được duy trì và sự sôi động của ngành du lịch.

Sản xuất công nghiệp nói chung tiếp tục được cải thiện mặc dù sản lượng khai thác dầu thô đang sụt giảm.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tiếp tục được phục hồi, tuy chưa thực sự vững chắc.

Cũng theo báo cáo, GDP năm 2017 của Việt Nam được dự báo tăng nhẹ ở mức 6,3% (Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7%) nhờ sức cầu trong nước, sản xuất nông nghiệp được phục hồi, và ngành chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu tiếp tục cải thiện nhờ sức cầu bên ngoài đang trên đường hồi phục.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng, quyền giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết tốc độ tăng 6,3% là mức khá cao so với tình hình thế giới. Việt Nam nên chú trọng vào chất lượng hơn số lượng.

Ngân hàng Thế giới cho biết thêm nợ công Việt Nam tăng gần sát mức 65%, trong đó có nguyên do tăng bội chi ngân sách. Để giảm bội chi ngân sách, Sebastian cho biết Việt Nam cần cải cách thuế và kiềm chế chi tiêu công.

Ví dụ về cải cách thuế, đại diện Ngân hàng thuế giới khuyến nghị tăng thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thị đặc biệt vào các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá, không những tốt cho ngân sách mà còn giúp thay đổi hành vi trong xã hội.

Bên cạnh đó, còn cải cách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo ông Sebastian, Việt Nam cũng đang đối diện thách thức là tăng trưởng năng suất giảm, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Để tăng trưởng năng suất, Việt Nam cần cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá, quản trị tốt nợ xấu, tập trung phát triển chiều sâu, tạo năng lực cạnh tranh, kết nối tốt hơn nữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tăng chuỗi giá trị gia tăng, tận dụng công nghệ của các doanh nghiệp FDI.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục