BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 2 tháng 8:

Cập nhật ngày: 02/08/2017 - 17:41

Đêm mồng 2 rạng ngày 3-8-1909, đồng bào Mường Hoà Bình, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Kiêm, đã nổi dậy tấn công tỉnh lỵ Hoà Bình, giết lính, phá đồn, phá kho bạc, phá ty thương chính, giải phóng 40 tù nhân, thu 150 khẩu súng trường, 35 nghìn viên đạn và bắt đầu công khai vũ trang tổ chức kháng chiến chống Pháp suốt 5 tháng.

Thủ lĩnh Kiêm (còn gọi là Tổng Kiêm) là xã trưởng xã Mông Hoá. Ông là một trong số thủ lĩnh nghĩa quân hoạt động ở vùng sông Đà, dưới sự chỉ huy của Đốc Ngữ. Thực dân Pháp phản công. Song, nhân dân dân tộc Mường vẫn đoàn kết ủng hộ nghĩa quân. Ngày 30-12-1909, Tổng Kiêm hy sinh trong một trận phục kích của giặc.

*Từ ngày 2 đến 13-8-1952 đã diễn ra Hội nghị Tổ chức toàn quân lần thứ nhất, nhằm tǎng cường công tác chi bộ Đảng lao động Việt Nam trong bộ đội chủ lực.

Từ Hội nghị này, công tác chi bộ trong quân đội ngày càng có nề nếp, chất lượng đảng viên ngày càng được nâng cao, chi bộ Đảng thực sự là tế bào lãnh đạo của Đảng ở cơ sở.

* Ngày 2-8-1964, khu trục hạm "Ma đốc" của Mỹ trắng trợn xâm phạm vùng biển miền Bắc, khu vực giữa Hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hoá). Trận đầu tiên mặt đối mặt với chiến hạm Mỹ, bộ đội hải quân nhân dân ta đã đánh đuổi chiến khu trục này, buộc nó phải tháo chạy ra khỏi vùng biển nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau đó máy bay Mỹ đã cùng tàu chiến Mỹ khiêu khích và tấn công đơn vị hải quân ta. Hải quân nhân dân Việt Nam trẻ tuổi đã anh hùng chống trả lại kịch liệt. Trong trận này, hải quân ta đã bắn rơi 1 chiếc máy bay Mỹ và bắn bị thương 2 chiếc khác.

* Ngày 2-8-1965, Chính phủ ta tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ ồ ạt đưa thêm quân vào miền Nam nước ta, ráo riết tǎng cường chiến tranh xâm lược nước Việt Nam. Hồ Chủ tịch đã nói lên quyết tâm của nhân dân ta: "Dù đế quốc Mỹ tǎng thêm 10 vạn, 20 vạn quân Mỹ hoặc nhiều hơn nữa, dù phải chiến đấu 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm đánh đến thắng lợi hoàn toàn".

* Ngày 2-8-1990: Bắt đầu tình hình khủng hoảng vùng Vịnh, đẩy tới mâu thuẫn gay gắt giữa Irắc và Côoét. Ngay lập tức, Mỹ và các nước phương Tây ồ ạt đổ quân vào vùng Vịnh và thực hiện cấm vận đối với Irắc. Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh bùng nổ.