Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 24 tháng 5:
Thứ tư: 11:31 ngày 24/05/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ sinh nǎm 1906, người dân tộc Tày, quê ở xã Nhân Lý, huyện Vǎn Yên, tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ thoát ly gia đình rất sớm, sang Trung Quốc tìm đường cứu nước.

Nǎm 1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng và được cử về nước gây cơ sở cách mạng ở Lạng Sơn và ở nước ngoài. Nǎm 1937, đồng chí được cử trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Sau đó đồng chí vào Xứ uỷ Bắc Kỳ, chỉ đạo phong trào công nhân Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Hòn Gai... và được cử làm Bí thư Xứ ủy.

Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ được cử vào Ban Thường vụ Trung ương, sau đó được cử vào tổng bộ lâm thời mặt trận Việt Minh. Đồng chí có nhiều cống hiến quan trọng, góp phần giữ vững và phát triển lực lượng Cách mạng, trực tiếp chỉ đạo, củng cố phong trào Bắc Sơn, duy trì phát triển các đội du kích.

Tháng 8-1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Hà Nội. Trong ngục, đồng chí luôn nêu cao khí tiết, lòng tin và tinh thần lạc quan. Đồng chí đã dành những ngày còn lại ngắn ngủi của mình để truyền lại kinh nghiệm đấu tranh cho các đồng chí khác. Ngày 24-5-1944, đồng chí bị đế quốc Pháp xử bắn. Trước khi chết, đồng chí hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng.

* Ngày 24-5-1945, khai mạc Hội nghị dân quân du kích toàn quốc lần thứ nhất.

Mục đích của Hội nghị nhằm thống nhất việc tổ chức dân quân tự vệ và du kích trong cả nước. Trong thư gửi hội nghị, Hồ Chủ tịch đã viết: "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ động vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã".

* Ngày 24-5-1962, tại phiên toà xử án của Mỹ Diệm, giáo sư Lê Quang Vịnh, người thanh niên 27 tuổi đã nói thẳng vào bọn bán nước và cướp nước: "Tôi tiếc là không giết được kẻ cầm đầu bọn xâm lược", và hô lớn: "Đả đảo Ngô Đình Diệm", "Đả đảo luật phát xít". Cả bốn thanh niên bị kết án tại phiên toà đều tuyên bố không xin xỏ một điều gì đối với bọn cướp nước và bán nước.

Sau đó, Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư và một số người nữa bị đày đi Côn Đảo. Suốt 13 nǎm sống trong nhà tù Mỹ Ngụy, các anh đã không ngừng đấu tranh chống lại bọn đao phủ.

Thế giới

* Sôlôkhốp, nhà vǎn hiện đại Nga sinh ngày 24-5-1905. Nǎm 15 tuổi ông tham gia Cách mạng trong chính quyền Xô Viết. Sau đó ông trở về quê sáng tác vǎn học.

Những tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc đời sống của nhân dân Nga, nhất là vùng sông Đông như: "Những câu chuyện sông Đông", "Thảo nguyên xanh". Bộ tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" là bức tranh vĩ đại về cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế giới cũ và sự trưởng thành lớn mạnh của thế giới mới.

Ông đã nhận giải thưởng Quốc gia với tác phẩm này. Nǎm 27 tuổi ông xuất bản bộ tiểu thuyết "Đất vỡ hoang" viết về công cuộc cải cách nông thôn. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai ông có các tác phẩm "Khoa học cǎm thù", "Họ chiến đấu vì Tổ quốc", "Số phận con người".

Sôlôkhốp là người lao động sáng tạo có nhiều cống hiến to lớn cho vǎn học Xô Viết. Nǎm 1965 ông nhận giải thưởng Nôbel về vǎn học. Nǎm 1967 ông được phong tặng danh hiệu anh hùng LĐXHCN. Ông còn là một nhà hoạt động xã hội chính trị nhiệt thành. Ông là Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học, đại biểu Xô Viết tối cao, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông mất vào ngày 21-2-1984.

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh