Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 28 tháng 6:
Thứ tư: 11:06 ngày 28/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 28-6 đến 27-7-1946, Nha Bình dân học vụ đã mở lớp đào tạo cán bộ bình dân học vụ cốt cán cho các dân tộc ít người. 75 đại biểu của 14 dân tộc đã dự lớp đào tạo này.

* Ngày 28-6-1949 là ngày mở đầu chiến dịch ở Tây Nguyên. Lần đầu tiên quân ra mở một chiến dịch dài ngày ở cả 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc mà hướng chính là tỉnh Gia Lai. Qua chiến dịch ta đã gây được cơ sở quần chúng và phát động chiến tranh nhân dân trong các vùng đồng bào Thượng ở: dọc đường 21, M'đrắc, Cheo Reo, dọc đường 19, Kon Tum, An Khê, Mang Giang, Gia Hội, Ca Nắc, Công Plông.

* Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tách Đảng thành 3 Đảng ở 3 nước Việt Nam, Lào, Cǎmpuchia cho phù hợp với tình hình phát triển mới và việc lãnh đạo Cách mạng ở mỗi nước được sát hợp và thuận lợi.

Thi hành quyết định trên, ngày 28-6-1951, Ban cán sự Đảng bộ Cǎmpuchia đa triệu tập Đại hội thành lập Đảng nhân dân Cách mạng Khơme, thông qua Cương lĩnh, điều lệ và bầu lãnh đạo của Đảng.

Kế thừa truyền thống của Đảng nhân dân Cách mạng Khơme và Đảng nhân dân Cách mạng Cǎmpuchia, Đảng nhân dân Cǎmpuchia ngày nay giữ vững và phát huy tình cảm anh em 3 nước trên bán đảo Đông Dương.

* Từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội) đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về dự có 1.198 đại biểu và một số đoàn khách quốc tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua các vǎn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 nǎm (từ 1996 đến nǎm 2000); Điều lệ Đảng (có bổ sung, sửa đổi) và nghị quyết của Đại hội.

Các đại biểu đã bầu Ban chấp hàng Trung ương Đảng khoá 8 gồm 170 uỷ viên, do đồng chí Đỗ Mười làm Tổng bí thư. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 Đảng cộng sản Việt Nam đánh dấu bước ngoặt, chuyển đất nước ta sang thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng vǎn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh nǎm 1932 tại Hà Tĩnh, từ trần ngày 28-6-1996 tại Hà Nội. 

Giáo sư đã có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nǎng lượng nguyên tử.

Đòng chí Nguyễn Đình Tứ đã từng giữ các chức vụ quan trọng: Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh