Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ngày 28-7-1929 tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội, Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất đã họp. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Ban Trị sự lâm thời Bắc Kỳ lao động liên hiệp Tổng Công hội báo cáo về tình hình phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam.
Hội nghị quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, thảo luận và thông qua Điều lệ và chương trình hoạt động của Hội, quyết định xuất bản tờ báo "Lao động" làm cơ quan tuyên truyền, và tạp chí "Công hội đỏ" làm cơ quan lý luận của Hội.
Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Tiếp sau đó các Tổng Công hội đỏ ở Trung Kỳ, Nam Kỳ được thành lập. Cuối 1929 Hội nghị đại biểu các Tổng Công hội đỏ địa phương đã quyết định thống nhất tổ chức và bầu ra Ban Chấp hành chính thức của Tổng Công hội đỏ.
Từ đó qua các thời kỳ cách mạng, Công hội đỏ có nhiều tên gọi khác nhau: Công hội đỏ (1929-1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1939-1941), Công nhân cứu quốc (1941-1945), Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 20-7-1946), Tổng công đoàn Việt Nam (từ 27-2-1961) và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 17-10-1988).
Ngày 25-6-1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương quyết định lấy ngày 28-7-1929, ngày họp Đại hội thành lập Công hội đỏ đầu tiên làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đại Hội đại biểu công đoàn toàn quốc lần thứ 5 vào tháng 11-1983 đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28-7-1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
* Nhà vǎn, Nhà sử học, nhà hoạt động Cách mạng Trần Huy Liệu. Ông sinh nǎm 1901, quê ở Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định.
Từ nǎm 1924, ông vào Nam cộng tác với một số báo và làm chủ bút tờ "Đông Pháp thời báo". Nǎm 1927, ông bị kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu nước. Trong tù ông tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản.
Nǎm 1935, ông bị trục xuất ra Bắc. Nǎm 1939, lại bị bắt. Đến 3-1945, ông tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội hoạt động. Nǎm 1945, ông được bầu làm Phó chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng. Rồi làm Bộ trưởng Bộ tuyên truyền, và được cử thay mặt Chính phủ cùng với các ông Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại.
Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị cục Trưởng, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Hội Vǎn hoá cứu quốc, Trưởng ban nghiên cứu vǎn sử địa, Viện trưởng Viện Sử học, Phó chủ nhiệm uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.
Các tác phẩm chính của ông là: "Một bầu tâm sự", "Ngục trung ký sự", "Lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam", "Lịch sử 80 nǎm chống Pháp", "Phong trào Cách mạng Việt Nam qua thơ vǎn", "Nguyễn Trãi"...Ông mất ngày 28-7-1969.
* Ngày 28-7-1995, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (Viết tắt là ASEAN).
Tổ chức này thành lập nǎm 1967 với 5 thành viên là: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Singapo.
* Lutvích Phơbách nhà duy vật nổi tiếng cổ điển Đức. Sinh ngày 28-7-1804 trong một gia đình luật sư. Ông tốt nghiệp triết học ở Trường Đại học tổng hợp và tham gia phái Hêghen trẻ, nhưng sau đó tách khỏi và xây dựng một hệ thống triết học duy vật của mình.
Các tác phẩm triết học nổi tiếng của ông là "Suy nghĩ về cái chết và sự bất tử", "Những nguyên lý của triết học tương lai", "Về bản chất Đạo Cơ đốc". Theo ông con người là sản phẩm của tự nhiên, nhận thức con người là nền tảng và chìa khoá để nhận thức thế giới.
Chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản của triết học về quan hệ tinh thần và vật chất trên cơ sở nhận thức con người. Ông coi tôn giáo là sự thể hiện, sự mềm yếu, bất lực của con người đối với những điều kiện xã hội. Các quan điểm triết học của Phơbách có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Cộng sản khoa học sau này.
Phơbách mất ngày 13-9-1872.
* Ngày 28-7-1914, Áo - Hung tuyên chiến với Secbia, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) giữa phe Liên Minh (Đức, Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ...) với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau thêm Mỹ, Nhật...).